1.
Nguồn lao động
-
Tổng số hộ trong xã: 4.632 người
-
Số nhân khẩu: 17.258 người
-
Số người trong độ tuổi lao động 9.475 người.
+
Tỷ lệ lao động công nghiệp: 5824
+
Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 2133
+ Tỷ
lệ lao động thương mại + dịch vụ: 1518
2.
Đất đai
Tổng
diện tích đất tự nhiên: 3.320,64 ha
-
Diện tích đất nông nghiệp: 1.116,28 ha
-
Diện tích đất chuyên dùng: 1.310,14 ha
-
Diện tích đất ở: 723 ha.
-
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 93 ha
-
Hiện trạng sử dụng đất: trồng mì, lúa, rau, hoa màu.
3.
Thông tin liên lạc
Hiện
trạng về tình hình thông tin liên lạc của xã:
+
Có điểm internet đến từng ấp
+
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
+
Số máy: 90 máy/100 dân.
+
Số người có điện thoại liên lạc: 100 máy/100 người có điện thoại riêng (tỷ lệ
đạt 100%).
4.
Giao thông:
- Giao thông đường
thủy: Có mặt sông Thị Vải, Lòng Tàu dài 19km, giáp tiếp dòng chảy với huyện Cần
Giờ, Quận 7, TP. HCM thuận tiện cho giao thông đường thủy, tàu thuyền đi lại và
trao đổi hàng hóa, có một bến cảng trung chuyển Container để chở hàng vào các khu công nghiệp huyện
Nhơn Trạch tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong vùng trọng điểm
và hội nhập quốc tế.
- Giao thông đường bộ:
của xã Vĩnh Thanh có chiều dài khoảng 15km, đường Hùng Vương, giao nhau đường
số 02, đường đến xã Phước Khánh và Đại Phước đi phà Cát Lái, Quận 2, Tp. HCM;
điều kiện giao thông thuận lợi từ xã đến các ấp, nằm gần trung tâm huyện Nhơn Trạch, nên việc
đi lại giao dịch với các tỉnh thành khác trong cả nước, vận chuyển hàng hóa,
giao dịch phát triển kinh tế khá thuận lợi.
- Hiện nay, Dự án
đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua địa bàn xã Vĩnh Thanh đang trong quá
trình thi công và sắp hoàn thành đúng theo kế hoạch của Nghị quyết Đảng bộ
huyện Nhơn Trạch (lần thứ VI) đề ra sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển trong giai đoạn 2021-2025 sắp tới.
Hình ảnh: Dự án cao tốc Bên Lức – Long
Thanh, đoạn qua xã Vĩnh Thanh
- Được sự hỗ trợ của
ngân sách nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân nên hệ thống giao thông
trong xã đã được thảm nhựa và những đường giao thông nông thôn đã được cải
thiện bê tông hóa tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng.
Hình ảnh: Trạm Điều tiết nước
Ông kèo, xã Vĩnh Thanh
5. Hệ thống kênh mương nội đồng
Tổng chiều dài tuyến 6.800m,
tạo hệ thống cung cấp nước vào mùa khô cho các hộ dân dẫn nước vào ruộng, hoa
màu được đảm bảo, kênh mương được điều tiết kịp thời, đo độ mặn phù hợp với
điều kiện thời tiết. Trên địa bàn có Trạm xử lý, bơm điều tiết nước Ông Kèo
giúp cho nguồn nước phục vụ người dân luôn ổn định. Qua đó, việc phát triển sản
xuất nông nghiệp được chú trọng, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
6. Về chăn nuôi duy trì chăn
nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.
Tình hình
quản lý điểm giết mổ heo đảm bảo. Công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng
được các ngành chức năng triển khai phòng chống tích cực nhất là phòng, chống
dịch bệnh tả heo Châu Phi, công tác quản lý giết mổ heo, gia cầm được các ngành kết hợp với huyện kiểm tra 15
lượt, trong đó lập biên bản xử lý 06 trường hợp (ấp Sơn Hà) vi phạm Nghị định
90/CP về thú y với số tiền phạt 45.000.000đ, tiêu hủy trên 60 kg thịt không rõ
nguồn gốc và không có dấu kiểm dịch. Qua đó giúp được đảm bảo an toàn VSTP
trong nhân dân.
Ảnh: Mô hình nuôi gà cao sản xã
Vĩnh Thanh
Về nuôi
trồng thuỷ sản hiện duy trì nuôi tôm, cá với diện tích 93ha, trong đó thực hiện
nuôi tôm theo mô hình Vietgap (4,7ha); có 01 hộ nuôi tôm theo mô hình công nghệ
cao được tuyển chọn tham dự điển hình nhân dân sản xuất kinh doanh giỏi. Trong
năm 2020 tháng đã vận động được 04 hộ nuôi thủy sản đóng góp kinh phí để đầu tư
hạ thế điện với chiều dài 500m tính từ trạm trung thế để phục vụ cho việc mở
rộng diện tích nuôi thủy sản, với kinh
phí là 204.000.000đ. Mở rộng được diện tích nuôi trồng thủy sản theo công nghệ
CP từ 4,7ha tăng lên 7,2 ha.