Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì bình đẳng giới là 1
lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ. Với mục
tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong
phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tiến tới bình đẳng
giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ
nam nữ, cùng với bình đẳng giới thì bạo lực gia đình là một trong những hành vi
bị nghiêm cấm về bình đẳng giới trong gia đình để phát triển mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia
đình và được thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển:
Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra,
bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong thù lao
công việc, bình đẳng trong viêc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết
định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội ( bình đẳng trong
tiếng nói)
Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, vai trò, vị trí của
phụ nữ, trẻ em ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng
Trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận
dân cư trong xã hội. Đây là hệ quả xấu đối với nam giới, là rào cản trong quá
trình thực hiện bình đẳng giới. Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh
vực như về: quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền
lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Muốn mọi người nhận thức tốt
về bình đẳng giới thì trước hết:
- Cái nền tảng đầu tiên là phải giáo dục ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
cần phải dạy cho các bé trai phải biết tôn trọng bé gái và phải hiểu rằng các
bạn gái là phái yếu khi chơi đùa với nhau cần nhẹ nhàng, không bạo lực, việc
dạy dỗ tính cách của 1 đứa trẻ cần qua 1 quá trình dài, cần sự phối hợp chặt
chẽ giữa nhà trường và gia đình. Qua đó khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ hiểu rằng
vai trò của mình là phải che chở và bảo vệ cho phụ nữ chứ không phải làm những
điều không tôn trọng phụ nữ, làm những điều mà phụ nữ không thích, làm những
cái mà phụ nữ không muốn. Cần phải dạy cho các bé có nhận thức sớm và đúng về
vấn đề giới tính ngay từ khi còn bé, từ khi ở trong ghế nhà trường, để giúp cho
sự nhận thức, hành vi đúng đắn, biết được danh giới, giới hạn nên làm và không
nên làm trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, gia đình là yếu tố quan trọng nhất
để xây dựng 1 xã hội bình đẳng giới trong tương lai, trong gia đình mặc dù phụ
nữ là phái yếu thì phải được che chở, bảo vệ nhưng dù là nam hay nữ cũng cần sự
tôn trọng, phải lắng nghe suy nghĩ của đối phương chia sẻ bình đẳng giới trong
gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay, bình đẳng giới trong gia đình là môi
trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được
giáo dục về quyền bình đẳng giới, được hành động bình đẳng là tiền đề quan
trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, góp
phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng
trưởng kinh tế đất nước, góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây thể chế gia
đình bền vững.
Chính vì vậy cần cải thiện và nâng cao nhận thức của từng cá
nhâ,n Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách
về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình,
Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình
Trong đó, trọng tâm là Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007,
bình đẳng giới trước hết là bình đẳng về cơ hội việc làm, bình đẳng trong đối
xử như trả công lao động, các chế độ trợ cấp, phúc lợi, vị thế trong gia đìnhvà
trong xã hội
Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng trong các lĩnh
vực của đời sống XH và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm
của chính quyền , tổ chức, gia đình, cá nhân trong thực hiện bình đẳng giới.
Luật phòng chống bạo lực có hiệu lực thi hành từ
1/7/2008, quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong
phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không phải là
việc riêng của từng gia đình; bằng sự tác động của luật pháp, các nạn nhân được
bảo vệ, hành vi bạo lực gia đình cần phải được ngăn chặn kịp thời.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về
bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng
giới đối với sự phát triển gia đình, cộng đồng xã hội.
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng
giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới năm 2024
1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa,
ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
2. Thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
3. Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
25/11/2024.
4. Đảm bảo an sinh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới và
sự phát triển bền vững của đất nước.
5. Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em.
6. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
7. Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với
phụ nữ và trẻ em.
8. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
9. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ
em.
10. Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo
lực, xâm hại.
11. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị
bạo lực, xâm hại.
12. Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
13. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối
tình dục đối với với phụ nữ và trẻ em.
14. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!
15. Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa,
ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Điểm TTKHCN Xã