Nhiều ý kiến ủng hộ đề
xuất cải cách tiền lương
Trước đề xuất lộ trình
cải cách tiền lương mới, nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm ủng hộ và kiến nghị thêm
các giải pháp để chính sách sớm đi vào thực tiễn.
Phấn khởi vì sắp có
bảng lương mới, có thêm quỹ tiền thưởng
Những ngày qua, khi
nghe tin Chính phủ đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, nhiều
người dân bày tỏ sự phấn khởi, vui mừng, đón chờ thông tin mới.
Điểm nổi bật của đề án
cải cách tiền lương lần này phải kể đến việc xây dựng 5 bảng lương mới theo vị
trí việc làm hay tiền lương không phụ thuộc vào thâm niên, bằng cấp.
Chia sẻ về vấn đề này,
cô Phùng Thị Thuỷ (giáo viên Trường THCS Lạc Viên, quận Ngô Quyền, TP Hải
Phòng) cho rằng: “Chế độ trả lương theo trình độ và hiệu quả công việc của
người lao động là tín hiệu tốt, nhằm khuyến khích những tài năng trẻ có năng
lực trong công tác và chuyên môn cao”.
Cùng quan điểm, trao
đổi với phóng viên, ông Vũ Khắc Minh (tên nhân vật được thay đổi theo yêu cầu)
- một quân nhân trong lực lượng vũ trang cho biết: “Sau khi Chính phủ đề xuất
lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, tâm tư, tình cảm của công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang nói riêng và những người hưởng lương ngân
sách nói chung đều cảm thấy phấn khởi".
Theo ông Minh, với cơ
cấu tiền lương mới, khu vực Nhà nước bao gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng
quỹ lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Bổ sung tiền
thưởng và quỹ tiền thưởng bằng 10% tổng quỹ lương của năm, không bao gồm phụ
cấp... Những điểm mới này sẽ đem đến cho người thụ hưởng nhiều quyền lợi, biết
được chính xác mức lương của mình.
"Để đáp ứng mong
muốn đãi ngộ thích đáng với giá trị nghề nghiệp, để mỗi cá nhân yên tâm công
tác, cống hiến hết mình trong công việc thì Nhà nước cần có lộ trình cụ thể sao
cho tiền lương bằng mức sống tối thiểu” - ông Minh đề xuất thêm.
Cần khắc phục những bất
cập trong chính sách tiền lương
Ở một khía cạnh khác,
có ý kiến cho rằng chính sách tiền lương hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, hạn
chế khi chính sách tiền lương và phụ cấp theo lương trong khu vực công còn phức
tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh
và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào thực tiễn, chưa
bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để
nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Chị Vũ Thị Hương Giang
- giáo viên tại một trường tiểu học tại Hà Nội - nêu quan điểm: “Tôi cho rằng,
đề xuất cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ tháng 7.2024 là điều thực sự
nên làm để tháo gỡ bất cập trong chính sách tiền lương hiện hành. Qua nhiều lần
cải cách tiền lương, các văn bản, hướng dẫn thực hiện còn một số điểm chưa theo
kịp đời sống thực tế, điều khoản kèm theo chung chung dẫn đến trình trạng bên
trên đưa ra nhưng bên dưới chưa thông”.
Trên thực tế, nước ta
đã có 4 lần cải cách tiền lương vào các năm: 1960, 1985, 1993, 2003. Đến ngày
21.5.2018, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được ban
hành, trong đó nêu rõ: Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan
trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là
nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng
lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần
quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị -
xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Nguồn: Hương Sen Việt
Người đưa tin
Lê Nhân Thiên