Làm xà phòng bưởi
Chị Thủy cho biết thêm, quá trình nghiên cứu thực hiện dự án xà phòng bưởi,
chị đã nhận được sự hướng dẫn kỹ thuật, góp ý về mặt chuyên môn của nhiều người,
trong đó có các thầy là giảng viên tại Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Ngoài
ra, qua tìm hiểu một số tài liệu, chị cũng biết được, hàm lượng flavone/flavonoids, 94,4 ( 5,56mg/g) có
trong thành phần vỏ quả bưởi có công dụng chống oxi hoá, chống nắng, giảm thâm
nám, làm trắng da, kháng khuẩn. Tinh dầu vỏ bưởi, mượt tóc, mọc tóc.
Qua nhiều lần thay đổi, điều chỉnh công thức cũng
như quy trình, cuối cùng chị Thủy đã hình thành cho mình một “bí quyết” riêng để
tạo nên một sản phẩm xà phòng bưởi với đủ những ưu điểm mà chị kỳ vọng: thơm nhẹ
nhàng, sạch, không gây khô và kích ứng cho da. Và đặc biệt, cầm trên tay những
sản phẩm khách hàng luôn cảm nhận được sự sộc đáo, chân thành và thân thiện
trong mỗi sản phẩm mà chị làm ra. Chị Thủy cũng cho biết thêm, do hiện tại còn
eo hẹp về mặt kinh phí nên các sản phẩm của chị hoàn toàn được làm thủ công
theo công thức rất riêng. Kể cả việc tạo khuôn cho từng bánh xà phòng cũng rất
khác lạ, không theo bất kỳ một hình mẫu nào. Tuy vậy, khi đưa sản phẩm ra thị
trường, rất nhiều bạn trẻ đã đón nhận một cách tích cực.
Hiện nay, ngoài sản phẩm chính là xà phòng bưởi, chị
Thủy cũng nghiên cứu sản xuất nhiều mặt hàng hoàn toàn từ thiên nhiên phục vụ
nhu cầu cuộc sống như: trà thảo mộc, bột rửa mặt, lá xông giải cảm, túi lọc gội
đầu. Sản phẩm của chị dành cho các đối tượng khách hàng là những
người yếu thích sản phẩm
thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường; những người có làn da nhạy cảm không
sử dụng được sản phẩm hóa mỹ phẩm công nghiệp, những người ở thành phố, có ít
điều kiện để sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên cho nhu cầu tắm, gội…
Để chủ động được nguồn nguyên liệu, ngoài việc phối hợp với
các hộ gia đình, đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để tiếp nhận nguồn
phế phẩm nông nghiệp khi cắt bỏ, chị Bùi Thị Thủy cũng tạo lập một khu vườn (Vườn
thảo mộc Lá FARRM) để trồng những loài cây dược liệu phục vụ cho sản xuất các
mặt hàng mà chị đã nghiên cứu thành công. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt
chuẩn, sau khi tham gia một số lớp tập huấn về làm nông nghiệp hữu cơ do địa
phương tổ chức, chị đã ứng dụng công nghệ sinh học tự ủ phân bón hữu cơ và sử
dụng men vi sinh để tạo ra những chế phẩm sinh học diệt sâu bọ. Chị đã cải tạo
đất sản xuất ngày càng màu mỡ hơn nhờ phương pháp này. “Phương pháp sản xuất
thuận theo tự nhiên tôi đang làm tận dụng hết mọi chất thải trong nông nghiệp
như phân chuồng, rác hữu cơ làm thành phân bón cho cây trồng nên chi phí rất
thấp”.
Hà Giang