xuandinh : Tổng quan KTXH Xã An Viễn huyện Trảng Bom
 

 Link

 
 

 The provincial websites

 
 

 Dost of the provinces

 

Lượt Truy Cập
 

 Tổng quan

 

TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ XUÂN ĐỊNH

 


1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Xã Xuân Định nằm cách trung tâm huyện Xuân Lộc 14km, có tổng diện tích 1781,19 ha. Diện tích đất tự nhiên 1781,19 ha

+ Phía Bắc giáp phường Xuân Tân và phường Xuân Hòa, thành phố Long Khánh cùng với xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Nam giáp xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ và xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh;

+ Phía Tây giáp các xã Hàng Gòn và Xuân Tân, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Đông giáp xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:

Xã Xuân Định được chia thành 3 ấp: ấp Bảo Định, ấp Bảo Thị và ấp Nông Doanh.

3. ĐỊA HÌNH:

Theo tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 và kết quả điều tra thực địa cho thấy xã Xuân Định Có 2 dạng địa hình chính : đồi thoải và dốc.

   Địa hình đồi thoải (độ dốc nhỏ hơn 8º) : diện tích là 950 ha (chiếm khoảng 71,3% tổng diện tích tự nhiên), hiện đang trồng cao su, cà phê và cây ăn trái.

   Địa hình dốc: phân bố phía đông của xã, diện tích là 382 ha (chiếm khoảng 28,7% tổng diện tích tự nhiên), độ dốc phổ biến từ 8º đến 15º, do độ dốc lớn nên khả năng giữ nước kém và dễ bị xói mòn vào mùa mưa.

4. KHÍ HẬU:

        Khí hậu huyện Xuân Lộc nói chung và xã Xuân Định nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặt trưng chính sau:

        Năng lượng bức xạ dồi dào ( trung bình 154-158 Kcal/cm² - năm) .

        + Nắng:

        Nắng nhiều ( trung bình từ 5,7-6 giờ/ ngày); nhiệt độ cao và cao đều quanh năm ( trung bình 25,40C ).

        Tổng tích ôn lớn ( trung bình 9.271 0C/ năm)  và hầu như không có những thiên tai như bão, lụt…, nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

        Mưa:

   Chế độ mưa tại xã Xuân Định được phân theo 2 mùa rõ rệt.

5. LỊCH SỬ VĂN HÓA:

Trở về với nguồn cội, Bảo Định là một trong những vùng đất có con người sinh sống rất sớm. Những di chỉ khảo cổ từ lòng đất đỏ bazan ở Xuân Lộc, thị xã Long Khánh là sự khẳng định cho kết luận này. Đặc biệt, quần thế di tích kiến trúc mộ bằng đá lớn ở Hàng Gòn là một di tích đặc sắc. Mộ đá hay mộ Cự Thạch Hàng Gòn đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia năm 1984, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 20161.

Theo các tư liệu lịch sử, trước khi thực dân và bọn tư bản Pháp đến xâm lược. Bảo Định là một vùng đất hoang vu lạnh lẽo, cây cối um tùm, dân cư sống ở đây hết sức thưa thớt, hầu hết là đồng bào dân tộc ít người.

Cuộc sống chủ yếu của cư dân vùng này nhờ vào nưcmg rẫy, săn bắt hái lượm. Những năm mùa màng thất bát họ phải vào rừng kiếm củ nâu, củ chốp, săn con nai, con men, bắt con tôm, con tép sống qua ngày. Mặc dù thiếu thốn đói nghèo nhưng được phần tự do mưu sinh cuộc sống.

 Khi các tỉnh miền Đông rồi toàn lộ lục tỉnh Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp, vùng đất Xuân Lộc bắt đầu được các tên tài phiệt tư bản lưu tâm khai thác, đây là vùng đất đỏ thích hợp trồng cây cao su. Từ năm 1900-1905, Pháp tiến hành mở tuyến đường sắt Sài Gòn- Mương Mán. Cùng với việc lùng bắt đồng bào dân tộc tại chỗ đi đào đất mở đường, chúng còn tuyển mộ một số đồng bào Kinh từ các nơi khác đến đây làm việc. Năm 1904, ga Xuân Lộc xây dựng xong, đường sắt mở mang đến núi Chứa Chan. Đường xá đi lại được khai thông, rừng núi bớt hoang vu. Đồng thời người Kinh cũng đã bắt đầu đến sinh sống và làm ăn. Bên cạnh đó để ru ngủ, phân hóa tinh thần đấu tranh đồng thời tăng cường bóc lột, bọn chủ tư bản cũng bắt đầu cho xây dựng một số nhà thờ, chùa, xây dựng một số khu nhà tập thể. Những xóm làng với những túp lều tranh nho nhỏ, xen kẽ những lô nhà gạch mới xây, thêm vào đó là những vườn cây ăn trái cũng bắt đầu ra hoa kết nụ đã đẩy lùi cảnh hoang vắng trong những ngày đầu vỡ đất khai hoang.

Trong suốt chiều dài lịch sử, địa danh hành chính của xã Xuân Định đã có nhiều lần thay đổi:

Sau cách mạng tháng 8/1945 và trong kháng chiến chông thực dân Pháp địa bàn Bảo Định thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Biên Hòa.

+ Năm 1954 - 1960, Bảo Định thuộc huyện Xuân Lộc.

+ Năm 1960 - 10/1966, Bảo Định thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Long Khánh.

+ Tháng 10/1966 - 5/1971, Bảo Định thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Bà Rịa, Long Khánh.

+ Tháng 5/1971 - 10/1972, Bảo Định thuộc huyện Xuân Lộc, Định Quán Phân khu Bà Rịa.

+ Tháng 10/1972 - 4/1975, Bảo Định thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.

 

+ Tháng 4/1975 xã Bảo Định đổi tên thành xã Đoàn Kết tồn tại cho đến tháng 12/1975; gồm các ấp: Hòa Hợp, Chiên Thắng, Bảo Định, Bảo Thị, Nam Hà thuộc huyện Xuân Lộc.

+ Tháng 1/1976, tỉnh Đồng Nai thành lập, Xuân Lộc (bao gôm cả thị xã Long Khánh, một phần huyện Thống Nhât và huyện cẩm Mỹ) trở thành huyện thuộc tỉnh Đồng Nai.

+ Đầu năm 1976, xã Đoàn Kết đổi tên thành xã Xuân Đinh thuộc huyện Xuân Lộc, gồm các ấp Hòa Hợp Chiến Thắng, Bảo Định, Bảo Thị, Nam Hà.

+ Tháng 6/1982 thành lập âp Hòa Bình, tháng 6/1983 thành lập ấp Nông Doanh.

+ Năm 1983 xã Xuân Định gồm các ấp Hòa Hợp Hòa Bình, Chiến Thắng, Bảo Định, Bảo Thị, Nam Hà Nông Doanh.

+ Ngày 10/4/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số 107/HĐBT tách huyện Xuân Lộc ra thành hai huyện Xuân Lộc và huyện Long Khánh (nay là Thành phố Long Khánh), xã Xuân Định thuộc huyện Xuân Lộc.

+ Ngày 29/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị đinh số 109/1994/NĐ-CP, theo đó xã Xuân Định tách ra thành 2 xã: xã Xuân Định và xã Bảo Hòa thuộc huyện Xuân Lộc, riêng xã Xuân Định hiện nay có 3 ấp: ấp Bảo Định, ấp Bảo Thị, ấp Nông Doanh.

6. DÂN SỐ

Theo số liệu thông kê năm 2005, dân số toàn xã Xuân Định có khoảng 8.290 người , tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,8%.

Theo báo cáo một số chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội xã Xuân Định : thống kê cuối năm 2006 dân số toàn xã có khoảng 8.420 người với tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,9 %.

- Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1% và duy trì đến năm 2020.

Dân số đến năm 2015:

N2015 = 8.810*[ 1 + ( 1%   +  0%)]5 = 9.350

Như vậy dân số xã Xuân Định đến năm 2015 khoảng 9.350 người tăng 930 người so với năm 2006.

Dân số đến năm 2020:

N2020 = 9.350 *[ 1 + ( 1%   +  0%)]5 = 9.930

Như vậy dân số xã Xuân Định đến năm 2020 khoảng 9.930 người tăng 580 người so với năm 2015 và tăng 1.510 người so với năm 2006.