xuandinh : Tiềm năng KTXH Xã An Viễn huyện Trảng Bom
 

 Link

 
 

 The provincial websites

 
 

 Dost of the provinces

 

Lượt Truy Cập
 

 Tiềm năng KTXH

 

TIỀM NĂNG KINH TẾ XÃ HỘI XÃ XUÂN ĐỊNH

 


       1. NGUỒN LAO ĐỘNG:

       Tổng lao động của xã năm 2005 là 4.350 người ( chiếm 52,5% dân số ), trong đó lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế là 3.860 người (chiếm 88,7% lao động ), do đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là việc làm cần thiết và cấp bách.

       Theo tỷ lệ lao động chiếm 52,90 % tổng dân số, dự báo đến năm 2020 lao động của xã sẽ là 5.252 lao động, trong đó lao động CN-TTCN chiếm 4,22 % với 221 người.

        Hiện nay xã đang kế hoạch đầu tư xây dựng 1 cụm tiểu thủ công nghiệp huyện khoảng 30 ha.

        Với dự báo khoảng 40 lao động /1ha đất công nghiệp thì số lao động cần đáp ứng cho khu công nghiệp là 1.200 lao động.

        Số lao động cần phải bổ sung thêm từ bên ngoài vào là 979 lao động.

Ước tính trong số lao động tăng thêm thì có 50 % sẽ định cư tại xã để làm việc, tương ứng khoảng 490 lao động.

2. ĐẤT ĐAI:

       Toàn xã có 2 nhóm đất chính, căn cứ vào đặc điểm như: kết von, rửa trôi sét và mức độ xuất hiện tầng đá, đã xác định được 3 đơn vị phân loại đất.

       Đất đỏ thẩm ( FRr): Diện tích : 1.283 ha, chiếm 96,3 % diện tích toàn xã, hầu hết có tầng dày trên 70cm, rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái.

       Đất có thành phần cơ giới mịn(55-60% sét), kết cấu viên, tơi xốp, tầng mặt giàu mùn ( 1,6-1,8%), đạm từ trung bình đến khá ( 0,10-0,14% N), lân tổng số khá 0,12-0,18%, lân dễ tiêu thấp ( 5-6mg/100gam đất), kali tổng số nghèo ( 0,4-0,5 %). Trong đó đất đỏ thẩm rửa trôi sét ( FRr.ac) có độ phì cao hơn đất đỏ thẩm có tầng kết von nhiều và sâu ( FRr.fh2).

       Đất nâu thẩm điển hình ( LVh): Diện tích : 32 ha, phân bố ở phía đông giáp xã Xuân Định, hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 4º, thích hợp cho trồng cây cà phê, điều, cây ăn trái, thuốc lá, màu.

       Đất có thành phần cơ giới nặng (50-60% sét), kết cấu viên, đất xốp, ít chua ( pH H2O 5,8-6,5), giàu mùn (1,8-2,5%), giàu đạm (0,15-0,25%), lân tổng số giàu ( 0,20-0,22%), nhưng kali tổng số thấp ( 0,6-0,8%), và lân dể tiêu thấp                    ( 4-6mg/100gam đất), hạn chế chính của loại đất này là nghèo kali và thiếu lân dễ tiêu, do đó cần chú ý bổ sung thêm kali và lân cần thiết cho cây.

3. TÀI NGUYÊN NƯỚC:

Nguồn nước mặt:

   Suối Gia Liêu và suối Lec ( suối Cầu Hai ) là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho xã Xuân Định, do ngắn và dốc nên thường kiệt vào mùa khô. Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng nguồn nước mặt để tưới cho cây trồng là sự chênh lệch giữa mặt nước sông- suối với mặt bằng sản xuất khá lớn, nguồn nước mặt phân bố không đều nên hiệu suất sử dụng nước không cao. Có thể khắc phục hạn chế trên bằng cách bổ sung từ nguồn nước ngầm và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý.

   Nguồn nước ngầm:

   Xuân Định nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. khu vực trên đất đỏ vàng phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m. các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120 m, lưu lượng trung bình 0,5- 1,2 l/s, chất lượng nước tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây cà phê, tiêu, cây ăn trái.

4. THÔNG TIN LIÊN LẠC:

Hiện trạng về tình hình thông tin liên lạc của xã: Xã có 1 Trạm Đài truyền thanh cơ sở, phân bổ 15 cụm loa tới các khu địa bàn dân cư, thời lượng phát thanh trung bình 3 giờ/ngày. Mạng di động và mạng truyền thông đảm bảo được phủ sóng, mạng internet được lắp đặt đường truyền kết nối hầu hết ở khu vực trung tâm.

Xã có một bưu điện văn hóa với diện tích 313 m², cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thông tin liên lạc, văn hóa giải trí cho nhân dân

5. GIAO THÔNG:

Trong xã có các hệ thống đường quốc lộ, đường liên huyện, đường liên ấp, đường hẻm trong các khu dân cư liên kết với nhau khá chặt chẽ tạo thành một hệ thống giao thông tương đối hợp lý và thông suốt, Đường quốc lộ 1 là tuyến trục Quốc gia đi qua địa bàn huyện theo hướng Đông Tây, là tuyến đường huyết mạch giữ một vai trò quan trọng trong mối quan hệ trực tiếp gắn bó huyện Xuân Lộc với khu trung tâm của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giúp cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa và hành khách được thuận tiện. Đoạn đi qua xã Xuân Định có chiều dài gần 3km.

Đường tỉnh Xuân Định – Lâm San: Tuyến nối huyện Xuân Lộc (xã Xuân Định) với huyện Cẩm Mỹ (qua xã Xuân Bảo – Bảo Bình – Xuân Tây – Sông Ray – Lâm San đến Đường tỉnh 765).Đoạn tuyến đi qua huyện Xuân Lộc dài gần 4km, hiện trạng là đường láng nhựa (mặt 6m, nền 5m). Đây là tuyến trục Bắc-Nam rất quan trọng nối thông giao lưu giữa 2 huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Tuyến nối Quốc lộ 1A (trên địa bàn h.Xuân Lộc) với ĐT.764 và ĐT.765 (trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ).

Hệ thống đường giao thông được phủ kín tương đối trên địa bàn xã. Hiện toàn xã có tổng 32,47 km đường liên xã, trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng, trong đó: đường nhựa hóa hoặc bê tông hóa có tổng chiều dài 25,36 km, đường đất trục chính nội đồng có tổng chiều dài 7,11 km./.​