Thống Nhất - Xã Xuân Thiện : noi-dung-tin Thống Nhất - Xã Xuân Thiện
Chào mừng quý vị đến với Website xã Xuân Thiện huyện Thống Nhất
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
​LỄ HỘI SAYANGVA (ĂN MỪNG LÚA MỚI) NĂM 2018 TẠI XÃ XUÂN THIỆN Cập nhật24-04-2018 03:17
Nhằm khôi phục truyền thống văn hóa lễ hội các dân tộc, trong đó có lễ hội Sa Yang va (Cúng thần lúa ) của đồng bào dân tộc Chơ’ro. Được sự cho phép của UBND huyện, phòng VH &TT, phòng Dân Tộc huyện Thống Nhất, UBND xã Xuân Thiện tổ chức lễ hội Sayangva tại nhà văn hóa dân tộc Chơro xã Xuân Thiện năm 2018.
 

 Hiện nay trên địa bàn Đồng Nai, dân số người Chơ’ro có trên 11.000 người, đứng hàng thứ 3 trên 40 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Ở huyện Thống Nhất đồng bào Chơro có 2.226 người, sống chủ yếu tập trung đông nhất ở xã Xuân Thiện có 491 hộ, 1.680 người . Tín ngưỡng nguyên thủy của dân tộc Chơ’ro là thờ đa thần với quan niệm mọi vật đều có linh hồn. Một trong các lọai thần được người Chơ’ro xem trọng nhất là thần lúa, tức Yangva, hay còn gọi là Yang lúa, Yang lúa được người Chơ’ro cúng theo định kỳ hàng năm, là một nét sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của người Chơ’ro.

Mở đầu lễ hội là nghi thức dâng lễ vật cúng Thần Lúa:

Chủ lễ là già làng và các ông già trong đồng bào dân tộc.

 Mâm lễ vật gồm ba ché rượu cần, ba con gà luộc, vài chiếc bánh ống, vài chiếc bánh dày (và một số bánh trái khác của đồng bào dân tộc Chơ’ro-nếu có), trang trí cho đẹp, trang trọng.

Đội hình dâng lễ vật: đi trước là già làng (trang phục dân tộc Chơ’ro) hai tay cầm cành “Phan”(biểu tượng cây lúa, cây bắp của đồng bào)

Đi sau là hai trai làng (trang phục dân tộc Chơ’ro), dâng mâm lễ vật ngang vai tiến vào bàn thờ chính (Bồ lúa)-mô hình nhà dài.

Dâng lễ lên bàn thờ - do chủ lễ đón nhận.

Sau khi có đầy đủ lễ vật chủ lễ cúng vái Thần Linh, cầu cho mưa thuận gió hoà, Quốc thái dân an (theo nghi lễ truyền thống-đánh cồng chiêng). Sau đó có đôi lời cảm ơn đã dâng lễ vật cúng Thần Lúa.

31172097_370208280129339_347130303518605312_n.jpg


Sau nghi thức dâng lễ vật cúng Thần Lúa là phần ẩm thực, giữa địa phương và khách mời tham gia lễ hội.

Xã Xuân Thiện là một trong những xã thuộc vùng khó khăn của huyện Thống Nhất, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác theo vườn rẫy, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông, nguồn thu nhập của đại bộ phận nhân dân mà đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số từ sản phẩm nông nghiệp.

Trên địa bàn xã Xuân Thiện có 7 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, đối với các dân tộc thiểu số có 475 hộ với 2.010 khẩu, trong đó dân tộc Chơro là dân bản địa chiếm số lượng lớn so với các dân tộc thiểu số khác là 484 hộ, 1.969 khẩu và chủ yếu sống tập trung ở ấp Tín nghĩa và Ấp Xuân Thiện.

Trong chiến tranh chống giặc ngọai xâm, bà con dân tộc Chơro nơi đây đã tham gia sức người sức của đóng góp cho cách mạng, đùm bọc che chở cho các lực lượng giải phóng đóng quân trên địa bàn, đã góp phần vào chiến thắng mùa Xuân năm 1975.

Sau ngày miền Nam giải phóng bà con đã ra sức lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xây dựng địa phương.

Mấy năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cở sở hạ tầng như đường,  điện, trạm,  trường… ngày càng được đầu tư nhiều hơn, đời sống vật chất và tinh thần cũng như việc thụ hưởng các giá trị văn hóa cộng đồng của nhân dân nói chung và hộ đồng bào dân tộc được nâng lên, từ đó phấn khởi hơn và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Các đồng bào dân tộc 2 ấp này luôn thực hiện và chấp hành ngày càng tốt hơn chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, đòan kết thương yêu, giúp đỡ học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển, tự khắc phục khó khăn vươn lên thóat nghèo, vươn lên có cuộc sống khá giả.

Phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao ở địa phương mấy năm qua cũng phát triển hơn trong đó có sự tham gia của đồng bào dân tộc tại các hội thi và đạt nhiều thành tích cao như môn đẩy gậy, bắn nỏ…do tỉnh và huyện tổ chức.

Ông Trần Văn Lý - Người đồng bào dân tộc có uy tín tại xã Xuân Thiện, nói lên cảm nghĩ của mình:

"Cảm ơn Đảng, cám ơn Nhà nước đã quan tâm đến đồng bào dân tộc Chơro chúng tôi, hàng năm tạo điều kiện làm lễ hội cúng Thần Lúa để giúp vui cho bà con cô bác rồi cầu cho lúa nó đựơc mùa, bà con được mạnh khỏe. Mọi năm xã tổ chức lễ hội đồng bào tập trung tại nhà văn hóa sinh hoạt vui chơi, thi làm bánh lam, dã bánh giầy, múa hát, đánh cồng chiêng..."

Theo thống kê địa bàn xã Xuân Thiện dân tộc chơro có 416 hộ, 1873 khẩu.Trước đây đời sống của người Chơro trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu cái ăn cái mặc, phong tục tập quán lạc hậu…Nhưng kể từ khi được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách ưu đãi như xây dựng hệ thống đường điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà ở 134 và chương trình hỗ trợ cây con giống, vay vốn sản xuất chăn nuôi phát triển kinh tế… thì đời sống vật chất và tinh thần của bà con được ngày một được nâng lên, số hộ khá giàu ngày càng nhiều, không còn hộ đói. Đặc biệt, để đồng bào dân tộc Chơro có nơi để sinh hoạt lễ hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, năm 2010 Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc Chơro tại ấp Xuân Thiện, trị giá trên 2,5 tỷ đồng. Từ đó các lễ hội của đồng bào dân tộc Chơro được khôi phục, trong đó, có lễ hội SaYangva (Cúng thần lúa).

Ông Thổ Mỹ - Khu C, ấp Xuân Thiện, bày tỏ lòng mình khi được nhà nước quan tâm đến đồng bào dân tộc Chơro, ông nói:

“Được sự quan tâm của đảng và nhà nước cũng như chính quyền địa phương thì đồng bào chúng tôi càng ngày làm ăn càng phát triển hơn hồi xưa. Tổ chức làm lễ hội này đúng là trở lại nền văn hóa của người dân tộc chúng tôi đã có một thời gian không còn giữ gìn nhưng mà bây giờ nhà nước tạo điều kiện cho dân tộc chúng tôi phục hồi trở lại nguồn văn hóa dân tộc chúng tôi rất mừng. Cuộc sống bây giờ thì chưa bảo đảm được nếu mà có nhà nước hỗ trợ thêm để bảo tồn nền văn hóa cho nó tốt đẹp hơn để cho con em sau này bảo tồn được nền văn hóa của mình cho nó tốt đẹp”.

Ông Thổ Nơi – Già làng người Chơ ro ấp Xuân Thiện, xã Xuân Thiện:

“Đối với đồng bào dân tộc chúng tôi mong muốn rằng đảng và nhà nước quan tâm hơn nữa để chúng tôi làm cho phong trào ngày càng tốt đẹp hơn. Thứ hai nữa là đối với dân tộc trước kia thì còn lạc hậu, mê tín dị đoan nhưng bây giờ thì chúng tôi biết tin về đảng và nhà nước thì chúng tôi cũng thấy rất là phấn khởi và mong muốn rằng nhà nước quan tâm hơn cho đồng bào chúng tôi, để chúng tôi bảo tồn về bản sắc dân tộc mình, lưu giử những gì tốt đẹp mà ông bà, tổ tiên chúng tôi đã từng xây dựng”.

31124377_370208363462664_8180836208276930560_n.jpg


Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong những năm qua UBND xã Xuân Thiện quan tâm tổ chức lễ hội SaYangva cảu đồng bào dân tộc Chơro, nhằm khôi phục truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Chơro, qua đó góp phần phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Đinh Văn Tam – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, Trưởng Ban tổ chức lễ hội:

“Xã Xuân Thiện tổ chức lễ hội SaYangva cúng thần lúa của người dân tộc Chơro ý nghĩa là nhằm khơi dậy truyền thống của đồng bào dân tộc phát huy bảo tồn các truyền thống của người dân tộc Chơro, tạo mỗi đoàn kết giữa các dân tộc đặc biệt là dân tộc Chơro tạo diều kiện phát huy truyền thống của họ và làm những việc gì mà xưa những người đi trước đã làm”.

  Sau nghi thức cúng Thần Lúa kết thúc, già làng mời khách và bà con thưởng thức Piêng pul (tức bánh dày mè), Piêng đinh (bánh ống hay còn gọi là cơm lam) và đặc biệt là rượu cần, đặc sản của đồng bào dân tộc Chơro Đồng Nai. Trong tiếng cồng chiêng trầm bổng, ché rượu cần được đặt trang trọng giữa nhà, khách và chủ cùng quây quần xung quanh thưởng thức hương vị đậm đà của rượu để rồi xích lại gần nhau hơn, yêu thương đùm bọc nhau.

17807034_1942526939314735_786714915_n.jpg

Lễ hội Sayangva được bế mạc vào lúc 22 giờ cùng ngày, đây là lễ hội thể hiện nét sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của người dân tộc Chơro, góp phần làm đa dạng di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai nói chung và xã Xuân Thiện nói riêng. Qua lễ hội cũng phần nào thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh và chính quyền địa phương trong việc chăm lo đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn xã./.

 

 

 
THÁNG THANH NIÊN (05/03/2024)
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.