Đặc tính của lươn là thích trú ẩn nên phải dùng
những tấm phên tre đan lại với nhau để tạo chỗ trú ẩn cho lươn. Một ngày cho
lươn ăn 3 cữ nhưng phải đúng giờ để tạo phản xạ tốt cho lươn. Thức ăn sẽ điều
chỉnh theo thời gian nuôi, trước khi cho lươn ăn phải xả mực nước xuống khoảng
2cm và thức ăn bỏ trên tấm phên tre.Trong quá trình cho lươn ăn phải quan sát
lươn, nếu thức ăn thiếu cần bổ sung vì lươn lớn sẽ ăn lươn bé, để thức ăn dư sẽ
làm ô nhiễm nguồn nước.Ngoài cho ăn đúng giờ thì lúc nào cũng phải giữ nước
nuôi lươn sạch vì nước bẩn sẽ dễ gây bệnh cho lươn. Do vậy, mỗi ngày phải thay
nước cho lươn 3 lần, quan trọng là phải thay nước đúng giờ, nếu để quá giờ nước
bẩn lươn sẽ chết.
Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả khi nuôi
lươn không bùn thì công tác phòng bệnh rất quan trọng. Vì vậy, cần phải chọn
lươn giống khỏe mạnh để nuôi, thức ăn đủ dinh dưỡng, xử lý hồ nuôi, sát trùng
nước trước khi thả giống không dùng thức ăn thiu, tẩy giun cho lươn, bổ sung
vitamin và khoáng chất, khử trùng nguồn nước định kỳ, thường xuyên kiểm tra
lươn nuôi để khi phát hiện bệnh đem ra nuôi riêng.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình
nuôi lươn không bùn bạn trẻ ở Tam An đã có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.