xuanthanhcham : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Xã An Viễn huyện Trảng Bom

​Website của Ủy ban nhân dân Thị trấn Dầu Giây, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Tìm kiếm
 

 Link

 
 

 The provincial websites

 
 

 Dost of the provinces

 

Lượt Truy Cập
 

 Content News

 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu đạt chuẩn GLOBALG.A.P tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai Updated23-04-2020 04:20
1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu đạt chuẩn GLOBALG.A.P tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ:  ThS. Phạm Đình Dũng

Đồng chủ nhiệm: KS. Nguyễn Thị Rỡ

Cá nhân tham gia: TS. Bùi Xuân Khôi, ThS Vũ Mạnh Hà, KS. Lê Thị Chung, ThS. Nguyễn Thanh Thủy, KS. Nguyễn Đăng Khoa, KS. Phạm Thị Xuân Diệu, KS. Nguyễn Văn Thiệt, ThS. Hoàng Đắc Hiệt, ThS. Trần Văn Lâm, ThS. Nguyễn Thị Nguyên Trinh, ThS. Đỗ Bá Khang, KS. Tô Thị Thùy Trinh

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho hồ tiêu Thống Nhất trên thị trường.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu tại huyện Thống Nhất có đối chiếu với các tiêu chí GLOBALG.A.P.;

- Xây dựng được 7 ha hồ tiêu giai đoạn kinh doanh sản xuất đạt chứng nhận GLOBALG.A.P., năng suất tăng từ 15-20%, hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15%;

- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo GLOBALG.A.P. cho cán bộ kỹ thuật và hộ nông dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Thống Nhất.

5. Kết quả thực hiện:

* Hiệu quả kinh tế xã hội

Trước yêu cầu của phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ, việc nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu đạt chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn quốc tế GLOBALG.A.P. có ý nghĩa về mặt kinh tế cũng như xã hội.

- Tăng thu nhập cho người tham gia mô hình: Hiệu quả kinh tế trực tiếp từ các mô hình sản xuất hồ tiêu đã được khẳng định trong thực tế với lợi nhuận trung bình ở cây hồ tiêu trong mô hình tăng 31,05% so với đối chứng.

- Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, đặc biệt là nông dân trong việc sử dụng các hoá chất (thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất kích thích sinh trưởng, phân bón,... trong chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm.

- Tạo công ăn việc làm, đời sống người dân được cải thiện góp phần đời sống vật chất và văn hóa, ổn định an ninh chính trị ở địa phương.

- Sản phẩm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

- Đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho người lao động.

- Tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, yên tâm hơn trong việc giải quyết đầu ra: Khi đạt được chứng nhận GLOBALG.A.P. sản phẩm sẽ được người tiêu dùng và nhà buôn bán tin cậy. Vì vậy, sản phẩm sẽ có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Do đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người sản xuất.

* Hiệu quả môi trường

Quá trình tham gia thực hiện dự án người nông dân sản xuất hồ tiêu đã từng bước ý thức việc tuân theo đúng qui trình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. để vừa tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa góp phần bảo vệ môi trường.

- Sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, nông dược giảm tác động đối với môi trường và bảo vệ động vật hoãng giả.

- Cải thiện dinh dưỡng đất, giúp cân hệ sinh thái trong đất, tăng độ phì nhiêu đất nhằm đảm bảo tính bền vững, giảm xói mòn và thoái hóa đất.

- Sử dụng nguồn nước thích hợp và hiệu quả nên giảm tác hại đến môi trường; bảo vệ nguồn nước, đối phó tốt hơn với tình hình hạn hán do biến đổi khí hậu.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 2/2017 đến tháng 8/2019

7. Kinh phí thực hiện: 2.153.800.000  đồng​ 

Posts on:
Select a date from the calendar.