1. VỀ CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
- Công nghiệp: xã có 02 công ty
+ Công ty giầy da: Công ty TNHH Nam Bình Minh với diện tích gần
5.000m2, diện tích nhà xưởng khoảng 3.000m2 với khoảng 350
lao động. Công ty hoạt động rất hiệu quả giải quyết được việc làm cho một số lao
động nông thôn. Ngoài ra công ty còn đống góp rất lớn trong công cuộc xây dựng
nông thôn mới ở địa phương như hỗ trợ làm cổng chào ấp văn hóa, làm đèn đường
thấp sáng trên các tuyến đường. Công ty còn chăm lo cho các hộ nghèo, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
Bên cạnh đó ở địa phương có một số cơ sở cơ khí nhỏ, chế biến gỗ,
chủ yếu gia công các mặt hàng phục vụ tại địa phương.
+ Công ty cổ phần nông nghiệp VELMAR chuyên chăn nuôi lợn và gia
cầm
Tiểu thủ công nghiệp: Mô hình đan lát của Hợp tác xã Thành Đạt
Phát, một số cơ sở nhỏ bốc vỏ lụa hạt điều
- Lực lượng lao động và tiềm năng: xã Phú Lý có lực lượng lao động
dồi dào là tiềm năng phát triển công nghiệp rất lớn.
Hiện tại địa phương khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào
các ngành nghề chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất phân bón, thu mua nông
sản, xây dựng… để phục vụ công tác xây. Khuyết khích đầu tư phát triển các ngành
tiểu thủ công nghiệp như mộc, chế biến gỗ, cơ khí, đan lát…
Mở rộng các cơ sở sản xuất TTCN hiện có trên địa bàn, nâng cấp và
hoàn thiện hệ thống hạ tầng đảm bảo hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường.
2. NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
2.1. Diện tích đất nông nghiệp trong xã, các loại cây (trái) có thế mạnh nông
nghiệp trong xã, tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm:
2.1.1 Loại đất:
Loại đất |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
Đất tự nhiên |
28.005,34 |
100 |
Đất nông nghiệp |
3.07,09 |
0,90 |
Đất lâm nghiệp |
23.348,69 |
87,93 |
Đất chuyên dùng |
176,53 |
0,6 |
Đất ở |
92,10 |
0,3 |
Đất chưa sử dụng |
11,48 |
0,64 |
2.1.2. Cây trồng: Diện tích các loại cây trồng:
2.378 ha. Trong đó:
+ Cây lâu năm: 2.378 ha. Trong đó: Xoài 1.185 ha, trồng mới 12 ha;
Điều 276 ha, trồng mới 9 ha; Cao su 234 ha; Cây tràm 296 ha, trồng mới 11 ha;
Chôm chôm 1,5 ha; Cam 17,5 ha; Quýt 50,5 ha, trồng mới 4,2 ha; Bưởi 79 ha, trồng
mới 3,5 ha; Mít 04 ha; Ổi 1,5 ha.
+ Cây hàng năm: 233 ha. Trong đó: Mía 148 ha, tăng 5 ha; Mì 56,7 ha
giảm 198 ha; Bắp 3,5 ha; Lúa 12,2 ha; Chuối cấy mô 08 ha, giảm 5,5 ha; Rau đậu
các loại 4,6 ha.
2.1.3 Chăn nuôi: trên địa bàn xã có 01 công ty chuyên chăn nuôi lợn
và gia cầm. ngoài ra còn có các hộ nuôi nhỏ lẻ như heo, gà, vịt, bò, trâu, dê…
2.2 Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp: khoảng 23.346.97ha, trong đó rừng đặc
dụng 21.743.44 ha, đất rừng sản xuất 1.604.53 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên
văn hóa Đồng Nai, vườn Quốc gia Cát Tiên
2.3. Ngư nghiệp:
Tổng diện tích (ao): 47 ha. Đa số diện tích ao nhằm mục đích sử dụng nước tưới
phục vụ sản xuất nông nghiệp là 34 ha, diện tích nuôi thủy sản là 13 ha. Đa số
nuôi cá tạp như: (Mè, rô phi, lóc...);
3. DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
3.1 Cơ cấu lao động: hiện nay trên địa bà xã có hơn 7.000 lao động
trẻ chiếm hơn 60% so với tổng số dân. Nhìn chung xã có nguồn lao động dồi dào,
đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
UBND xã
luôn quan tâm chú trọng đến công tác giới thiệu giải quyết việc làm cho người
lao động. Phối hợp các công ty, xí nghiệp trong và ngoài địa bàn xã giới thiệu
việc làm cho 800 lao động, nâng số lượng người có việc làm là
7.266 người trong độ tuổi lao động 7.266/7.972 người
đạt tỉ lệ 91,14%
UBND xã
đã phối hợp Phòng Lao động - TBXH, Trung tâm dạy nghề, Phòng Nông nghiệp PTNT
huyện, tổ chức 04 lớp học nghề ngắn hạn cho 130 người dân tham gia, gồm có: 2
Lớp chăn nuôi thú y, 2 lớp đan lát. Hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
3.665/7.972 đạt 46%
- Thời
gian sử dụng lao động khu vực nông thôn: 2.296/2.424 đạt 94,7%
3.2
Hiện trạng dịch vụ và thương mại:
Hiện trên địa bàn xã có 01 chợ, 02 công ty, 02 trạm xăng dầu, 03 của hàng vật
liệu xây dựng, 04 tiệm kinh doanh vàng bạc đá quý, 10 của hàng vật tư nông
nghiệp, 03 cơ sở dịch vụ vận tải và một số cơ sở cơ khí, buôn bán nhỏ lẻ.
3.3 Các
điểm tham quan du lịch, di tích thắng cảnh của xã, và định hướng phát triển
ngành du lịch
- Điểm
tham quan du lịch: Thác suối Ràng (Ấp 2); ven lòng hồ Trị An, nhà dài đồng bào
dân tộc Chơ Ro
- Di
tích thắng cảnh của xã: Trung ương cục Miền Nam (Ấp 2)
- Định
hướng phát triển: Khu du lịch sinh thái ven lòng hồ Trị An, du lịch về nguồn tại
trung ương cục Niềm Nam.
4. GIÁO DỤC
4.1 Danh sách các trường học:
Hiện xã Phú Lý có 04 trường học trong đó có 03 trường
đạt chuẩn Quốc gia
- Trường Mầm non Phú Lý (đạt chuẩn Quốc gia)
- Trường Tiểu học Phú Lý (đạt chuẩn Quốc gia)
- Trường Tiểu học Bàu Phụng
- Trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ (đạt chuẩn Quốc gia)
4.2 Giáo viên theo từng cấp
- Mầm non: 46 giáo viên, công nhân viên
- Tiểu học: 78 giáo viên, công nhân viên; trong đó:
+ Tiểu học Phú Lý: 40 giáo viên, công nhân viên
+ Tiểu học Bàu Phụng: 38 giáo viên, công nhân viên
- THCS-THPT: 74 giáo viên, công nhân viên
4.3 Số học sinh theo từng cấp lớp
- Mầm non: 623 trẻ
- Tiểu học: 1.205 học sinh; trong đó:
+ Tiểu học Phú Lý: 624 học sinh
+ Tiểu học Bàu Phụng: 601 học sinh
- THCS-THPT: 2.066 học sinh; trong đó:
+ THCS: 1.558 học sinh
+ THPT: 508 học sinh
4.4 thông tin về thư viện xã: Xã có 1 thư viên đặt tại trung tâm học tập cộng đồng và 1 nhà đọc
sách nằm ở khu nhà dài của Đồng bào dân tộc Chơ ro
4.5 Hiện trạng giáo dục của xã: đáp ứng được nhu cầu của xã cũng như các xã lân cận như Mã Đà -
Vĩnh Cửu, Thanh Sơn - Định Quán.
5. Y TẾ
5.1 Số lượng nhân viên y tế phục vụ tại trạm y tế của xã: 08
5.2 Thông tin về trạm y tế:
- Diện tích: 911,1m2, thuộc loại công trình cấp 3, trạm
y tế xã Phú Lý đạt chuẩn Quốc gia
5.3 Hiện trạng phục vụ y tế của xã: làm tốt công tác dự phòng cho
nhân dân trong xã.
6. VĂN HÓA
6.1. Thông tin về nhà văn hóa xã
Xã có 01 Đài truyền thanh với 35 cụm loa trải dài 09 ấp, thời lượng
phát thanh 04h/ngày/7 ngày/tuần. Đài truyền thanh xã luôn cung cấp, thông tin
kịp thời đến cho người dân về những chủ trương của Đảng, chính sách pháp của nhà
nước. Bên cạnh đó đài xã phối hợp với Điểm thông tin khoa học Công nghệ xã tuyên
truyền những kinh nghiệp ứng dụng như trồng trọt, chăn nuôi…, (mỗi tháng 10 lần,
theo thời gian định đình của lịch).
6.2 Thông tin về Bưu điện xã: Bưu điện xã Phú Lý có diện tích 940m2,
công trình cấp 4. Bưu điện xã Phú Lý được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
6.3 Các hoạt động văn hóa xã: xã Phú Lý có các hoạt động văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh gắn liền với nhu cầu cuộc sồng của nhân
dân. Hàng năm UBND xã phối hợp với trung tâm VHTT-HTCĐ xã tổ chức Lễ hội
Sayangva cho đồng bào dân tộc Chơro bản địa; phối hợp với Công đoàn cơ sở và các
ban ngành, đoàn thể tổ chức văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao….