Nhơn Trạch - Xã Phú Thạnh : Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Nhơn Trạch - Xã Phú Thạnh
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Nghiên cứu mô hình trồng thử nghiệm nấm Linh chi dưới tán rừng trồng Keo lai Cập nhật29-10-2021 08:29
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu mô hình trồng thử nghiệm nấm Linh chi dưới tán rừng trồng Keo lai

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Ngô Văn Vinh

4. Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

Mục tiêu nghiên cứu:

- Phát triển kỹ thuật nhân giống và sản xuất phôi Nấm Linh chi trên gỗ khúc Keo lai.

- Xây dựng qui trình kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng Nấm Linh chi dưới tán rừng Keo lai.

- Xây dựng qui trình thu hái, sơ chế và bảo quản Nấm Linh chi dưới tán rừng Keo lai.

- Đánh giá những hoạt chất chính trong Nấm Linh chi trồng trên gỗ khúc Keo lai dưới tán rừng làm cơ sở cho nghiên cứu chế biến sâu dược liệu.

Nội dung nghiên cứu chính:

- Xây dựng thuyết minh chi tiết đề tài.

- Kỹ thuật nhân giống, sản xuất phôi Nấm Linh chi đỏ trên gỗ khúc Keo lai:

+ Công việc 1. Nghiên cứu sản xuất giống phù hợp với điều kiện cụ thể tại Đồng Nai.

+ Công việc 2. Nghiên cứu chuẩn bị nguyên liệu gỗ Keo lai trồng tại công ty TNHH MTV LN la Ngà để sản xuất phôi Nấm Linh chi, diện tích rừng trồng đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC - FM).

+ Công việc 3. Nghiên cứu thời gian khử trùng gỗ khúc phù hợp.

+ Công việc 4. Nghiên cứu thời gian ủ phôi gỗ thích hợp trong điều kiện Đồng Nai.

- Kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng Nấm Linh chi dưới tán rừng:

+ Công việc 5. Nghiên cứu chuẩn bị nơi trồng dưới tán rừng.

+ Công việc 6. Nghiên cứu hoàn thiện qui trình chăm sóc phù hợp với điều kiện ở Đồng Nai.

- Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản Nấm Linh chi dưới tán rừng:

+ Công việc 7. Nghiên cứu quy trình thu hái.

+ Công việc 8. Nghiên cứu qui trình sơ chế, bảo quản.

- Phân tích, đánh giá những hoạt chất chính trong Nấm Linh chi trồng trên gỗ khúc Keo lai dưới tán rừng.

+ Công việc 9: Thu mẫu và phân tích mẫu.

- Tổ chức Hội thảo khoa học; Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện; Tập huấn

+ Công việc 10. Tổ chức Hội thảo khoa học.

+ Công việc 11. Tổ chức Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

+ Công việc 12. Tổ chức Tập huấn.

- Viết báo cáo tổng hợp đề tài.

5. Lĩnh vực nghiên cứu: 40406; Tên gọi: Nông lâm kết hợp.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được kết hợp như sau:

Đề tài sẽ sử dụng tư duy biện chứng để lý giải sự vận động và các mối liên quan giữa các vấn đề ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo trong điều kiện thế giới có những vấn đề thay đổi không lường và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trên thế giới.

Phương pháp liệt kê, mô tả, phân tích, đối chiếu so sánh và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, đánh giá các lý thuyết về tăng trưởng bền vững du lịch dựa trên nội lực sáng tạo trong chính nền kinh tế. Phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trong tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm cơ sở cho một ngành du lịch phát triển bền vững nhằm rút ra những điểm chung làm bài học kinh nghiệm cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Các phương pháp này cũng được sử dụng khi phân tích, đánh giá sự khác biệt đặc trưng của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa để hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho cho phát triển bền vững du lịch trong bối cảnh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá cơ hội/thách thức, điểm mạnh/yếu tác động đến chính sách hỗ trợ của địa phương trong bối cảnh tăng trưởng bền vững quốc gia.

Phỏng vấn sâu các chuyên gia: Nhóm nghiên cứu sẽ lấy ý kiến chuyên gia theo phương pháp Delphil, tức là trao đổi trực tiếp với từng chuyên gia có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo các vòng phỏng vấn chuyên gia dựa trên bảng hỏi có cấu trúc và sự điều chỉnh sau các vòng phỏng vấn để có được kết quả hợp lý

      Phương pháp điều tra và thảo luận nhóm: Thông qua nội dung thảo luận với cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch nhóm nghiên cứu sẽ xác định những thay đổi sinh kế của hộ gia đình trong môi trường du lịch gắn với bảo tồn điểm đến cũng như đánh giá của khách du lịch. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất danh mục những nội dung cần hỗ trợ cho cộng đồng địa phương và những mong muốn của khách du lịch. Kết quả mong đợi, sẽ xây dựng được những cơ chế hỗ trợ cụ thể dựa trên kết quả đã triển khai nghiên cứu.

7. Kết quả dự kiến:

a) Sản phẩm Dạng I:

- Thuyết minh chi tiết được duyệt.

-  Báo cáo nghiên cứu về cơ sở khoa học phát triển du lịch bền vững và xây dựng hình ảnh điểm đến bền vững. Bao gồm 07 chuyên đề:

+ Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và phát triển điểm đến du lịch mang tính bền vững;

+ Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu về các mô hình phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững điểm đến du lịch;

+ Báo cáo chuyên đề Nhận thức và vai trò của cộng đồng địa phương đến phát triển du lịch bền vững;

+ Báo cáo chuyên đề Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và sinh kế bền vững của người dân địa phương;

+ Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững, cân bằng giữa bảo tồn và du lịch của một số quốc gia trên thế giới;

+ Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu kinh nghiệm hợp tác giữa cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức trong phát triển du lịch của một số quốc gia trên thế giới.

-  Báo cáo về nhận dạng các tiềm năng du lịch, các cơ hội và thách thức cho du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay. Bao gồm 04 chuyên đề:

+ Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và du lịch của tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề Phân tích thực trạng tài nguyên và tiềm năng du lịch của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch và các hoạt động du lịch của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề Đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch, tiềm năng du lịch và các hoạt động du lịch của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững.

-  Báo cáo về những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân trong việc phát triển du lịch bền vững của huyện Vĩnh Cửu,  tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Bao gồm 06 chuyên đề:

+ Báo cáo chuyên đề: Nghiên cứu quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch Việt nam và những định hướng cho phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề: Nghiên cứu quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai và những định hướng cho phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề: Cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề: Môi trường và bảo vệ môi trường của tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai;

+ Báo cáo chuyên đề: Cộng đồng dân cư của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững;

+ Báo cáo chuyên đề: Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai nói riêng.

-  Báo cáo kiến nghị về mô hình và đề xuất khung chính sách phát triển du lịch bền vững, cũng như bộ giải pháp đề xuất phát triển và quản lý điểm đến theo yêu cầu phát triển bền vững cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững phù hợp với bối cảnh hiện nay và thời gian tới. Bao gồm 03 chuyên đề:

+ Báo cáo chuyên đề: Cơ sở xây dựng mục tiêu, mô hình và các giải pháp phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững – Phân tích SWOT;

+ Báo cáo chuyên đề: Đề xuất mục tiêu và mô hình phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững;

+ Báo cáo chuyên đề: Đề xuất giải pháp và chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nhằm phát triển phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững.

- 01 bộ tiêu chí để đánh giá và triển khai ứng dụng khả thi.

- Báo cáo kết quả điều tra, mẫu phiếu điều tra.

- Báo cáo Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

b) Sản phẩm Dạng II:

- 01 Bài báo liên quan đến kết quả nghiên cứu của đề tài.

8. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 24 tháng (từ 11/2020 đến 11/2022)

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.