1. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Diện tích và tình hình họat của các khu công nghiệp trong xã: Diện tích khu công nghiệp 250 ha. Với trên 40 Công ty-Doanh nghiệp đang đăng hoạt động.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của 1
số doanh nghiệp điển hình: Trên địa bàn xã Bình Lộc có trên 40 doanh nghiệp với
nhiều ngành nghề khác nhau, các doanh nghiệp trên địa bàn đã đi vào hoạt động ổn
định điển hình như: Công ty cổ phần kết cấu thép Atad Đồng Nai; Công ty TNHH
NYG; Công ty TNHH-MTV thức an chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai; Công ty
TNHH-ProWell…
-Lực lượng lao động, tiềm năng công nghiệp và định hướng
phát triển công nghiệp của xã: Toàn xã có tổng số người trong độ tuổi lao động
6817 trong đó lao động qua đào tạo 4098 đạt tỷ lệ 61%, đáp ứng tốt cho nguồn lực
lao động công nghiệp.
- Lực lượng lao động, tiềm năng công nghiệp và định hướng phát triển công
nghiệp của xã: Toàn xã có tổng số người trong độ tuổi lao động 6817 trong đó
lao động qua đào tạo 4098 đạt tỷ lệ 61%, đáp ứng tốt cho nguồn lực lao động
công nghiệp.
- Lực lượng lao động, tiềm năng công
nghiệp và các định hướng phát triển công nghiệp của xã: Toàn xã có tổng số người
trong độ tuổi lao động 6719 trong đó lao động qua đào tạo 4098 đạt tỷ lệ 61%,
đáp ứng tốt cho nguồn lực lao động công nghiệp.
- Về định hướng phát triển công nghiệp:
Chú trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng lợi như:
Công nghiệp chế biến nông sản-thực phẩm, gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ như
cà phê, hạt điều, tiêu, cây ăn trái đặc sản, phù hợp với đặc điểm tình hình
phát triển kinh tế địa phương.
- Phát triển công nghiệp kết hợp chặt
chẽ với phát triển dịch vụ, phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo điều kiện
về nhà ở cho người lao động và đảm bảo về môi trường, an ninh trật tự.
2. Nông -
lâm - ngư nghiệp
Nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp trong xã,
các loại cây (trái) có thế mạnh nông nghiệp trong xã, tình hình chăn nuôi gia
xúc gia cầm của xã: +Diện tích nông nghiệp trên toàn xã 1770,2 ha, trong đó đất
trồng cây lâu năm 1701 ha, cây trong hàng năm 69,2 ha, nuôi trồng thủy sản 2
ha.
- Các Loại cây trái có thế mạnh nông
nghiệp: Chôm chôm, Sầu riêng, Mít, Bưởi, Măng cụt, Bơ và Cây ổi, cà phê, tiêu.
- Tình hình chăn nuôi gia xúc gia cầm:
Toàn xã có tổng số 31 trang trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm được tập hợp vào vung quy hoạch khuyến khích chăn nuôi và
632 hộ chăn nuôi nhỏ lẽ, với tổng số trên 52 nghìn con gia súc gia cầm.
Lâm nghiệp:
Trên địa bàn xã Bình Lộc là một vùng
đặc thù vùng nông nghiệp chuyên canh cây trái, cây công nghiệp, không có quy hoạch,
định hướng phát triển lâm nghiệp.
Ngư nghiệp:
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản: 2 ha thuộc các hộ dân nuôi trồng thủy sản nhỏ lẽ tăng thu nhập cho gia
đình, sản lượng không đáng kể, địa phuơng không đưa vào cơ cấu ngành, định hướng
phát triển.
3. Dịch vụ –
thương mại – du lịch
Cơ cấu lao động của xã, hiện trạng về
dịch vụ và thương mại trong xã. Giá trị sản phẩm trong năm:
- Tổng số người trong độ tuổi lao động
6817, chiếm tỷ lệ 76% so tổng nhân khẩu trên toàn xã. Trong đó lao động có việc
làm 6550, số người nằm trong độ tuổi lao động là học sinh, sinh viên 267.
- Lao động qua đào tạo: 4098, trong
đó lao động trong địa bàn 2202, lao động ngoài địa phương 1896.
- Hiện trang dịch vụ thương mại: Trên
địa bàn có 294 cơ sở kinh doanh thương mai, dịch vụ với nghiều ngành nghề đáp ứng
nhu cầu sản xuất tiêu dùng, tạo sự ổn định phát triển kinh tế xã hội địa
phương.
- Giá trị sản phẩm trong năm: Tổng
giá trị ngành thương mại dịch vụ hàng năm đạt trung bình trên 200 tỷ đồng.
- Các điểm tham quan du lịch: Mô hình
trải nghiệm và thưởng thức trái cây như Vườn Dì Hai, Vườn Út Tiêu, Hợp tác xã
Nông nghiệp-Dịch vụ-Thương mại Bình Lộc.
- Định hướng phát triển Mô hình du lịch
vườn gắn với chuổi liên kết cánh đồng mẫu lớn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực
hành quy trình sản xuất an toàn ViệtGAP, phát triển bền vững.
4. Giáo dục
Xã có 3 trường học đạt chuẩn Quốc gia
gồm:
- Trường Mầm Non Tuổi Thơ thuộc ấp 1
xã Bình Lộc, cùng 4 phân hiệu tại ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp Cây Da.
- Trường triểu học Nguyễn Hữu Cảnh thuộc ấp 1 xã Bình Lộc, cùng 2 phân hiệu tại ấp
2, ấp Cây Da.
- Trường THCS Lê A, ấp 1 xã Bình Lộc.
Tổng số giáo viên khối mầm non: Toàn
trường có tổng số giáo viên công nhân viên 49 người. Trong đó giáo viên 35.
Tổng số giáo viên khối Tiểu học: Toàn
trường có tổng số giáo viên công nhân viên 52 người. Trong đó giáo viên 41.
Tổng số giáo viên khối THCS: Toàn trường
có tổng số giáo viên công nhân viên 44 người. Trong đó giáo viên 37.
Số học sinh theo từng cấp lớp:
- Tổng số hoạc sinh trường mâm non tuổi
thơ: Năm học 2018-2019 có tông số 401 cháu.
- Tổng số hoạc sinh trường Tiểu học
Nguyễn Hữu Cảnh: Năm học 2018-2019 có 763 học sinh
- Tổng số hoạc sinh trường THCS Lê A:
Năm học 2018-2019 có 582 học sinh
Hàng năm các trương đều hoàn thành tốt
chỉ tiêu nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng
cao. Xã đạt chuẩn phổ cấp giáo dục cả 3 cấp học.
Xã có 01 thư viện tại Trung tâm văn
hóa thể thao học tập cộng đồng có phòng đọc sách tông diện tích 25m2 và các tủ
sách Nhà văn hóa ấp, tủ sách Ban tuyên giáo xã với tổng số sách 3.020 đầu sách.
Trong đó:
Sách tại thư viện trung tâm VHTT-HTCĐ
xã: 1900 bản.
Có 03 tủ sách gia đình tại nhà văn
hóa ấp 1, ấp 4, ấp Cây Da: 160 bản.
Tủ sách của Ban tuyên giáo Đảng ủy
xã: 710 bản.
Ngoài tra Trường Tiểu học Nguyễn Hữu
Cảnh và trường THCS Lê A có thư viện các bộ quản lý phục vụ ban đọc hàng tuần.
Hàng năm Trung tâm văn hóa xã tổ chức
phối hợp các trường và nhà văn hóa các ấp tở chức luân chuyển sách phục vụ nhu
cầu bạn đọc.
5. Y tế
Số lượng nhân viên: 2 bác sĩ và 4
nhân viên y tế đạt trình độ cao đẳng ngành y, phụ trách công tác chuyên môn,
ngoài ra Trạm còn có đội ngũ công tác viên, tuyên truyền viên hỗ trợ công tác
thông tin tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Xã có 01 trạm y tế đạt chuẩn Quốc
gia.
Địa chỉ tổ 7 B ấp 1 xã Bình Lộc,
Thành phố Long Khánh, Đồng Nai.
Số điện thoại: 0251 3788 308:
Địa chỉ mail: tytbinhloc@yahoo.com.vn
Hiện trạng phục vụ nhân dân: Trạm y tế
xã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, thực hiện công tác tiêm chủ mổ rộng, phòng ngừa dịch bệnh và cấp
thuốc bảo hiểm theo quy định, ngoài ra còn phối hợp các ngành liên quan tổ chức
các đợt khám chữa biện và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân.
6. Văn hóa
Bình Lộc là vùng đất có con người sinh sống
rất sớm của vùng đất Xuân Lộc-Long Khánh, lấy mốc thời gian Đình Bình Lộc được
xây dựng từ năm 1817 đã minh chứng điều đó. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc
Sử Giám biên soạn.
Trải qua các giai đoạn lịch sử chia tách
và sáp nhập đến Ngày 21/08/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP
thành lập thị xã Long Khánh, Bình Lộc thuộc trong 9 xã, 6 phường của thị xã
Long Khánh (Nay là TP. Long Khánh).
Bình Lộc có là một vùng căn cứ hoạt động
cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954 và
cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu Nước 1954-1975. Hiện xã có Nhà bia ghi tên liệt
sĩ với tổng số 83 liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
vùng đất truyền thống anh hùng Quê hương Bình Lộc.
Ngày 26 tháng 10 năm 1973, đội du kích
Xã Bình Lộc vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân. Đội du kích Bình Lộc được tặng danh hiệu: Đơn vị
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
ngày 26/10/1973 và nhiều thành tích được Nhà nước tặng:
+ 04 huân chương độc lập
+ 9 huân chương chiến công hạng II
+ 17 huân chương chiến công hạng III
+ 74 huân chương kháng chiến hạng I, II,
III về thành tích chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954-1975.
+ 04 huy chương hạng Nhất
+ 4 huy chương hạng nhì
+ 06 bằng khen
+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Lê A
+ 01 Cờ 10 năm vẻ vang
+ 01 Cờ luân lưu về phong trào du kích
chiến tranh khá nhất năm 1975.
+ 01 Cờ Phan Văn Cội
+ 23 Huy hiệu dũng sĩ diệt Mỹ các loại
+ Toàn xã có 16 mẹ Việt Nam Anh Hùng, 01
anh hùng LLVT, 43 thương binh và 256 gia đình chính sách và người có công với
cách mạng.
+Năm 2012 được xã Bình Lộc được vinh dự
đón nhận danh hiệu “Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Bình Lộc, đơn vị
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
+Năm
2013 Đạt danh hiệu xã nông thôn mới.
+Năm
2017 Đạt danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
+Năm
2020 Đạt danh hiệu xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Xã có 5 Nhà văn hóa trên địa bàn 5 ấp,
đạt chuẩn theo thông tư số 06/2011 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định
mẫu tổ chức hoạt động và tiêu chí Nhà văn hóa-Khu thể thao và thông tư 05/2014
về sửa đổi bổ sung thông tư số 12/2010 và thông tư 06/2011 của Bộ văn hóa thể
thao và Du lịch.
7. Biểu đồ
PHỤ
LỤC CƠ CẤU KINH TẾ
XÃ BÌNH LỘC GIAI ĐOẠN 2013-2018
|
Năm
|
Nông
nghiệp
(ĐVT: Tỷ đồng)
|
Thương
mại
(ĐVT: Tỷ đồng)
|
Xây
dựng
(ĐVT: Tỷ đồng)
|
2013
|
270,108
|
130,366
|
77,995
|
2014
|
287,834
|
147,593
|
89,816
|
2015
|
334,724
|
203,075
|
135,159
|
2016
|
415,000
|
267,000
|
181,000
|
2017
|
421,204
|
293,000
|
201,300
|
2018
|
439,215
|
336,600
|
240,900
|
Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng
chậm hơn so với cùng kỳ, nguyên nhân do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhất là
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ, hàng hóa phong
phú, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân. Hoạt động của các mô hình kinh tế hợp tác nhìn chung ổn định, đạt hiệu
quả.
Công tác quản lý đất đai, trật tự
xây dựng, tài nguyên khoáng sản được thực hiện tốt, không để xảy ra tình trạng
phân lô, bán nền trái phép.
Tình hình khôi phục sản xuất, tái
đàn heo sau dịch tả lợn Châu Phi chậm, đến nay trên địa bàn tổng đàn heo 3.873
con, giảm 75,9% so với cùng kỳ. UBND xã đã phối hợp các cơ quan chuyên môn
thành phố tổ chức hội nghị hướng dẫn hộ chăn nuôi, trang trại một số biện pháp
phòng ngừa dịch bệnh, vệ sịnh thú y khi tái đàn, kê khai quản lý chăn nuôi trên
phần mềm Tefood để đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, đã
thu hút trên 85 hộ tham gia.
Công tác tiêm phòng và phòng chống
dịch bệnh gia súc, gia cầm được duy trì thực hiện nên dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm không xảy ra trên địa bàn.
Các hoạt động giáo dục đào tạo, y
tế, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các
chương trình trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, công
tác duy trì và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, tiếp tục
được triển khai sâu rộng, phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng ủy đề ra. Công
tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa được tăng
cường; thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các
cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm quy định của nhà nước.
Công tác phòng, chống
dịch bệnh Covid-19: UBND xã đã xây dựng kế hoạch, thành lập BCĐ, Đội chống dịch
cơ động để ứng phó các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tổ chức
phun xịt khử trùng tại các trường học, Trạm Y tế, cơ quan hành chính để ngăn
ngừa bệnh. Tổ chức tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân trên địa bàn thực
hiện các biện pháp phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona. Hiện nay trên địa bàn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra,
UBND phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể xã tổ chức vận động ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19
trên địa bàn xã cụ thể như sau: Tổng số tiền vận động ủng hộ công tác phòng,
chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã: 49.450.000đ, trong đó: Vận động trong
cán bộ, công chức xã: 2.150.000đ; Vận động mạnh thường quân và nhân dân: Tiền
mặt: 6.500.000đ; vật tư: 300 khẩu trang vải, tổng trị giá: 1.800.000đ; Quà: 95
phần với tổng số tiền: 39.500.000đ và 01
tấn gạo; phối hợp với Phòng LĐ-TBXH thành phố Long Khánh rà soát lập danh sách
các đối tượng lao động tự do bị mất việc, người có công và người hưởng chế độ
trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trên địa bàn để hỗ trợ kinh phí tạm ổn định
cuộc sống trong thời gian do đại dịch gây ra; UBND xã đã nhận tiền hỗ trợ của
Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp Đồng Nai cấp cho 16 lượt
đối tượng bán vé có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn với số tiền
900.000đ/người với tổng số tiền 14.400.000đ (hỗ trợ 15 ngày x 60.000đ).