Long Khánh - P. Xuân Bình : Nội dung - Nông thôn mới Long Khánh - P. Xuân Bình
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây bơ trong vườn xen canh Cập nhật25-06-2020 04:15
Theo Bộ NN&PTNT, trong vườn trồng xen canh, cây bơ thường bị các loại sâu bệnh hại như bọ xít muỗi, thối gốc, chảy nhựa, thối quả. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả vườn trồng, nông dân cần áp dụng đúng, đầy đủ, khoa học các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại.

Bơ trong giai đoạn đậu trái trong vườn xen canh của nông dân trên địa bàn tỉnh.

Đối với bọ xít muỗi, cây bơ trong vườn thường bị bọ xít muỗi non hoặc trưởng thành gây hại. Chúng dùng vòi chích hút nhựa trên các bộ phận non của cây như lá non, chồi, trái, vết chích có màu nâu đen. Bọ xít muỗi thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp, cây quá dày.
Cách phòng trừ hiệu quả, là nông dân phải thường xuyên thăm vườn vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp thời phát hiện bọ xít muỗi, đặc biệt vào thời gian cây bơ ra đọt non và quả non. Ngoài ra, cần thiên địch bắt mồi (nhện, côn trùng ăn thịt khác).
Khi phát hiện bọ xít muỗi gây hại, nông dân cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ bọ xít có các hoạt chất: Abamectin (Abamine 3,6EC; Azimex 20 EC, 40EC; Nouvo 3,6EC; Plutel 1,8 EC, 3,6EC; Tungatin lOEC). Liều lượng và nồng đột phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
Cây bơ cũng bị các bệnh hại phổ biến: thối gốc, chảy nhựa, thối quả. Triệu chứng: vết bệnh có màu sậm, hơi ướt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Từ nột vết loét ban đầu có màu nâu sẫm, hơi ướt và chảy nhựa đỏ, các vết bệnh sẽ chuyển dần sang màu nâu, trắng, và khi khô sẽ có lớp phần trắng phủ bên ngoài. Bệnh nặng gây nứt thân cành, chảy nhựa, vết bệnh lan dần khắp vòng thân và xâm nhập vào mạch gỗ.
Tán lá suy giảm từ từ, cành bị bệnh bắt đầu suy yếu. Khi cây bị bệnh nặng, lá bị vàng, rụng và chết cây đột ngột. Bệnh thường xuất hiện và phát triển nhanh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao mưa nắng xen kẽ kéo dài; vườn cây rậm rạp, ẩm thấp.
Biện pháp phòng trừ, nông dân nên thường xuyên tỉa cành, tạo hình cây bơ ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo vườn thông thoáng, có ánh sáng chiếu toàn bộ thân, cành cây. Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh đồng ruộng, kịp thời phát hiện, thu gom lá, cành, quả ngay khi mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy hoặc xử lý bằng chế phẩm Trichiderma để tiêu diệt nguồn bệnh và sử dụng làm phân hữu cơ. Tránh gây các vết thương trên thân, cành, quả, nhất là khi trời mưa tập trung, kéo dài và ẩm độ cao.
Vệ sinh dụng cụ kéo cắt cành, dao, cưa sau khi sử dụng cho mỗi cây. Không sử dụng chung dụng cụ như kéo cắt cánh, dao, cưa, cuốc… từ cây bị bệnh sang cây khỏe mạnh.
Ngoài ra, dùng vôi bột hòa với nước và quét gốc từ mặt đất lên cao 1m, quét 2 lần/năm vào thời điểm sau thu hoạch và đầu mùa mưa.
Cùng với các biện pháp cơ học, để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả, nông dân áp dụng biện pháp sinh học: bằng cách sử dụng chế phẩm Trichoderma đơn hoặc trộn chung với phân chuồng xử lý (rải hoặc tưới) vào gốc, rễ cây bơ vào đầu mùa mưa, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi cây bị sâu, bệnh hại nặng, nông dân cần áp dụng biện pháp hóa học bằng cách sử dụng một trong các loại thuốc trừ bệnh có chứa các hoạt chất: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP); Propamocarb. HCl (Treppach Bul 607SL), Dimethomorph 10% + Mancozeb 60% (Diman bul 70WP) hoặc  Phosphonate (AgriFos 400SL), Metalaxyl (Mataxyl 500WP). Liều lượng và nồng độ sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì để phòng và trị bệnh cho cây bơ. Trường hợp quả bơ bị nhiễm bệnh, phun tất cả các bộ phận của cây và toàn bộ cây trong vườn, phun ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày. Đối với những cây bị loét thân, cành: nông dân vạt bỏ phần vỏ bị bệnh, quét thuốc vào chỗ cây bị bệnh.
Thanh Ngọc

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem