Thống Nhất - Xã Quang Trung : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Thống Nhất - Xã Quang Trung
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý một số sâu bệnh hại chính giai đoạn ra hoa đậu trái và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn điều ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai Cập nhật22-04-2020 04:07
1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý một số sâu bệnh hại chính giai đoạn ra hoa đậu trái và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn điều ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
 

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thống Nhất

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Nguyễn Thị Rỡ và KS. Đỗ Văn Thịnh

Cá nhân tham gia: KS. Lê Thị Chung, ThS. Vũ Mạnh Hà, KS. Lê Thị Huyền, KS. Hoàng Văn Hiệu, KS. Đào Thị Ngoan, KS. Nguyễn Thị Hạnh, KS. Phạm Thị Mười, KS. Võ Bá Phúc,   KS. Phạm Thị Hương, KS. Chu Thị An, KTV. Phạm Thế Kha, KTV. Nguyễn Minh Hải, KTV. Võ Thành Sâm, KTV. Đỗ Thị Lệ Tuyết, KTV. Trần Cao Trí

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nâng cao hiệu quả kinh tế vườn điều qua việc quản lý một số sâu bệnh hại nguy hiểm giai đoạn ra hoa đậu trái, xử lý ra hoa tập trung, thay thế dần vườn điều già cỗi bằng giống mới cao sản và thâm canh vườn điều.

5. Kết quả thực hiện:

Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý một số sâu bệnh hại chính giai đoạn ra hoa đậu trái và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn điều ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai  đã thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, đủ nội dung và quy mô theo thuyết minh và hợp đồng, đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là:

 400 lượt nhà vườn được tập huấn và hội thảo đầu bờ đều nắm vững quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều đạt hiệu quả cao, có thể áp dụng tốt trong sản xuất điều. 

+ Đã có 01 báo cáo kết quả điều tra hiện trạng canh tác cây điều trên địa bàn huyện Thống Nhất. Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp khắc phục.

+Đã xây dựng mô hình quản lý bọ xít muỗi giai đoạn ra hoa đậu trái trên vườn điều với diện tích 1 ha ở 1 hộ xã Xuân Thạnh. Đã giảm 73,37% mức độ hạt bị bọ xít muỗi gậy hại ở lô tác động so với lô đối chứng. Năng suất trung bình 2 vụ ở lô tác động kỹ thuật 1,64 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế trung bình 2 vụ là 25.107.000 đ/ha cao hơn đối chứng 36,21% ở lô tác động so với lô đối chứng.

+ Đã xây dựng mô hình quản lý bệnh thán thư ở giai đoạn ra hoa đậu trái trên vườn điều với diện tích 1 ha ở 1 hộ xã Quang Trung. Đã giảm 61,28% mức độ hạt bị bệnh thán thư ở lô tác động so với lô đối chứng. Năng suất trung bình 2 vụ ở lô tác động kỹ thuật 1,53 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế trung bình 2 vụ là 48.133.000 đ/ha cao hơn đối chứng 51,13%.

+ Đã xây dựng mô hình xử lý ra hoa tập trung trên vườn điều giai đoạn kinh doanh với diện tích 1 ha ở 1 hộ xã Hưng Lộc. Năng suất trung bình 2 vụ ở lô tác động kỹ thuật đạt 1,8 tấn/ha tăng 39,53% so với đối chứng. Hiệu quả kinh tế trung bình 2 vụ là 32.518.000 đ/ha cao hơn đối chứng 62,02%.

+ Đã xây dựng mô hình cải tạo vườn điều già cỗi bằng giống điều cao sản năng suất cao, trong đó: đã cưa toàn bộ cây điều già cỗi để trồng mới bằng giống điều PN1 với diện tích 1 ha ở 1 hộ xã Xuân Thạnh và đã cưa ½ diện tích cây điều già cỗi để trồng thay thế giống điều PN1 với diện tích 1 ha ở xã Quang Trung. Các cây điều mới trồng sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại. Cây điều cũ năng suất trung bình 2 vụ ở lô tác động kỹ thuật 1,67 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình là 28.078.000đ/ha cao hơn đối chứng 40,88%.

+ Đã xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp vườn điều giai đoạn kinh doanh với diện tích 1 ha ở 1 hộ xã Hưng Lộc. Đã giảm tỷ lệ chùm hoa bị bọ xít muỗi 43,22%; tỷ lệ chồi bị sâu đục chồi 34,17%; tỷ lệ hạt bị bệnh thán thư 35,10% mức độ gây hại ở lô mô hình so với lô đối chứng. Năng suất ở lô tác động kỹ thuật 2,45 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình là 47.590.000đ/ha cao hơn đối chứng 28,45%.

+ Đã tập huấn cho 240 lượt nhà vườn đều được tăng cường hiểu biết và có khả năng trồng cũng như chăm sóc cây điều tốt hơn.

+ Đã tổ chức hội thảo đầu bờ cho 160 lượt nhà vườn và cán bộ địa phương. Đa số những người tham dự đều đánh giá tốt các kỹ thuật chuyển giao.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 12/2013 đến tháng 8/2016

7. Kinh phí thực hiện:  2.295.325.000  đồng

 
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.