2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thống Nhất
3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham
gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN Nguyễn Thị Rỡ và TS Bùi Xuân Khôi
Cá nhân tham gia: ThS. Nguyễn Thanh Thịnh, KS. Lê Thị Vân, KS. Võ Bá Phúc, KS. Vũ Thị Hà, KS.
Huỳnh Thị Phương Thanh, ThS. Nguyễn Thị Thúy Bình, ThS. Nguyễn Thanh Thủy, KS. Phan Văn Dũng, KS. Đào Thị Ngoan, KS. Trần Thị Vân, KS. Nguyễn Thị Nguyên Vân, KTV. Phạm Thế Kha, KTV. Võ Thành Sâm, KTV.
Trần Cao Trí
4.
Mục tiêu của nhiệm vụ:
Nâng
cao hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi vườn chuối sang trồng tiêu và phát
triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
5. Kết quả thực hiện:
Dự án “Chuyển đổi
vườn chuối đá lộ đầu sang thâm canh cây tiêu ba xã Gia Kiệm, Quang Trung và Gia
Tân 3, huyện Thống Nhất, Đồng Nai” đã thực hiện đảm bảo đúng tiến độ,
đủ nội dung và quy mô theo thuyết minh và hợp đồng, đạt được mục tiêu đề ra, cụ
thể là:
- Về công
tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật: Đã đào tạo 10 kỹ thuật viên
làm nòng cốt nắm bắt kiến thức làm chủ quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng
bền vững và chủ động tổ chức sản xuất, 240 lượt nhà vườn được tập huấn và hội
thảo đầu bờ, 40 nhà vườn được tham quan học tập thực tế mô hình sản xuất hồ
tiêu bền vững đều nắm vững quy trình kỹ thuật, có thể áp dụng tốt trong sản
xuất hồ tiêu.
- Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp
đồng:
+ Đã có 1
báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất
chuối và đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế của hồ tiêu trên vùng đất
đá lộ đầu, huyện Thống Nhất. Đánh giá
được những thuận lợi khó khăn và đưa ra giải pháp khắc phục.
+ Đã xây dựng mô hình thâm canh
hồ tiêu trồng mới với diện tích 1,5 ha ở 2 hộ xã Quang Trung và 1 hộ ở xã Gia
Kiệm. Cây hồ tiêu sinh trưởng tốt, chưa nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm và virus.
+ Đã xây dựng
mô hình thâm canh hồ tiêu giai đoạn kinh doanh với diện tích 3,0 ha, 4 hộ tham
gia trong đó 2 hộ ở xã Gia Kiệm, 1 hộ ở xã Quang Trung và 1 hộ ở xã Gia Tân 3.
Cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chưa nhiễm bệnh chết nhanh
và bệnh chết chậm gây hại trên vườn ở
mức rất nhẹ, vườn hồ tiêu 7 năm tuổi qua 02 năm tác động kỹ thuật năng suất
trung bình dao động từ 3,34 - 3,46 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung
bình là 506.260.000đ/ha cao hơn đối chứng 24,95%. Vườn hồ tiêu 5 năm tuổi qua 02
năm tác động kỹ thuật năng suất tăng từ 2,47-2,58 tấn/ha, hiệu quả kinh tế
trung bình là 366.688.000đ
cao hơn đối chứng 22,80%.
+ Đã xây dựng mô hình
tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống với diện tích 1 ha trên vườn hồ
tiêu 8 năm tuổi ở 2 hộ xã Quang Trung. Cây hồ tiêu sinh trưởng phát
triển tốt, chưa nhiễm bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm gây hại ở mức rất nhẹ,
năng suất hồ tiêu tăng trung bình từ 3,37-3,50 tấn/ha, hiệu quả kinh tế
trung bình của lô mô hình là 480.841.000đ cao hơn đối chứng 19,22%.
- Phương
pháp tổ chức quản lý chỉ đạo:
Trong quá trình thực hiện Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ đã
tổ chức và phối hợp tốt với cơ quan chủ quản (UBND huyện Thống Nhất và Sở Khoa
học & Công nghệ Đồng Nai), phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thống Nhất,
chính quyền địa phương 3 xã Quang Trung, Gia Kiệm và Gia Tân 3 nhằm triển khai tốt các nhiệm vụ cũng như tháo
gỡ các khó khăn vướng mắc, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo quy mô so với mục
tiêu đề ra trong thuyết minh và hợp đồng của dự án.
- Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách
và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án: Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ
đã nhận được kinh phí từ ngân sách Khoa học là 1.167.000.000đ (ngân sách của
tỉnh là 600.000.000đ, ngân sách huyện là 567.000.000đ) trong tổng kinh phí được
duyệt là 1.228.122.000đ. Đến thời điểm báo cáo, Trung tâm đã sử dụng kinh phí
từ ngân sách hỗ trợ là 1.217.322.000đ. Việc sử dụng kinh phí ngân sách hỗ trợ được thực hiện đúng nguyên tắc chi
tiêu ngân sách Nhà nước, phù hợp với dự toán và các nội dung trong dự án và đã
không vi phạm nguyên tắc tài chính. Trung tâm cũng đã huy động vốn đối ứng của
dân để thực hiện dự án là 1.344.592.000
đồng.
- Khả năng duy trì và nhân rộng dự án: Dự án
đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cho nhà vườn trồng hồ tiêu
và đã lan tỏa được nhiều người dân muốn tham gia mô hình đồng thời theo định
hướng phát triển hồ tiêu của huyện Thống Nhất chắc chắn mô hình này sẽ được
nhân rộng.
6. Thời gian bắt
đầu và kết thúc: từ tháng 12/2013 đến
tháng 5/2006
7. Kinh phí thực hiện: 2.561.914.000
đồng