Long Thành - Xã Long Phước : Quá trình xây dựng nông thôn mới Long Thành - Xã Long Phước
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Gắn du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới ở Kỳ Thượng Cập nhật15-10-2021 10:10
Phát triển đa dạng và bền vững các sản phẩm du lịch cộng đồng trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới ở xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long, Quảng Ninh)

Kỳ Thượng là xã vùng cao xa xôi và khó khăn nhất của TP Hạ Long. Cùng với việc phấn đấu ra khỏi diện 135, cán bộ, nhân dân trong xã đã và đang đoàn kết một lòng, nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí và cán đích nông thôn mới trong năm 2020.

Ông Linh Du Hồng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng hào hứng kể về những đổi thay của vùng đất này. Theo ông, Kỳ Thượng nay khác rồi, người dân ở những thôn thuộc diện khó khăn đã không còn phải đi lại trên những con đường lầy đất. Những tuyến đường bê tông được xây dựng về tận các thôn. Hạ tầng về điện, nước, viễn thông đã được đầu tư, không còn bị cô lập như trước.

202.ky-thuong-1.jpg
Mô hình du lịch cộng đồng đang được người dân thôn Khe Phương hướng đến để thu hút khách du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Ảnh: Tiến Thành

Cuộc sống của người dân trong xã đã cải thiện rất nhiều. Trong đó, thôn Khe Phương được xem là thôn khó khăn nhất với 42 hộ, 173 nhân khẩu, 100% người dân trong thôn là đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán. Sở hữu hơn 3.000 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp là 14,71ha, đất rộng và khá màu mỡ, người dân nơi đây lại cần cù, chịu khó. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, tư duy tự cung, tự cấp trong sản xuất dần được loại bỏ, người dân bây giờ đã biết sang Tiên Yên để mua gà về chăn thả, biết khai thác lợi thế giá trị cây nếp nương trồng xen với rừng keo, biết tìm bạn hàng để trao đổi, mua bán, từ đó phát triển kinh tế đi lên.

Chính vì vậy, nhiều nhà đã có của ăn, của để, có bà con còn mua được xe ô tô. Từ chỗ có đến 70% người dân trong xã là hộ nghèo vào năm 2012, nằm trong diện xã đặc biệt khó khăn, đến nay, hộ nghèo tại Kỳ Thượng chỉ còn dưới 10 hộ, đến giữa năm 2020, xã đã chính thức ra khỏi Chương trình 135.

202.-ky-thuong-2.jpg
Nét văn hóa của đồng bào dân tộc ở Kỳ Thượng là bản sắc độc đáo níu chân du khách cũng như các nhà đầu tư. Ảnh: Tiến Thành

Dù cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng bà con nơi đây đã cùng chung tay với chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ về đích nông thôn mới. Theo đó, người dân đã đóng góp gần 300 triệu đồng cùng gần 2.400 ngày công, hiến trên 10.000 m2 đất để xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Công trình trường Tiểu học &THCS Kỳ Thượng được lựa chọn là công trình gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố Hạ Long lần thứ XXV và cũng là công trình giúp cho Kỳ Thượng hoàn thành thêm 1 chỉ tiêu quan trọng trong xây dựng NTM. 

Trên hành trình về đích NTM, Kỳ Thượng còn có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt như 100% thôn có nhà văn hóa, 100% thôn có sóng truyền thanh không dây; số hộ nghèo dưới 5%; 100% lao động có việc làm qua đào tạo ... Cùng với đó, vẫn còn một số tiêu chí, Kỳ Thượng đã nỗ lực để hoàn thành như tiêu chí về nước sạch, tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh trên 60%.

202.ky-thuong-3.jpg
Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của Đảng ủy, Chính quyền và bà con nhân dân nơi đây, Kỳ Thượng đã hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn NTM trong năm 2020. Ảnh: Tiến Thành

Trước đây, vì giao thông khó khăn là nguyên nhân khiến cho nhiều người khi đến đây rồi thì ít ai nghĩ sẽ quay lại lần nữa. Thế nhưng, bây giờ mọi chuyện đã khác, du khách đến với Kỳ Thượng, hẳn nhiều người sẽ muốn quay trở lại thưởng thức những giá trị về rừng, về văn hóa của đồng bào các dân tộc, cảnh quan tự nhiên ở Kỳ Thượng. Đó là bản sắc độc đáo níu chân du khách cũng như các nhà đầu tư.

Giữa bộn bề công việc cùng tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, hẳn ai cũng thèm cảm giác thư thái, an nhiên nhìn ngắm mây trời. Và điều đó hẳn không còn khó khăn đối với những người dân phố thị, bởi đường lên Kỳ Thượng bây giờ đã dễ dàng hơn rất nhiều và người dân Khe Phương đã có ý tưởng mới, đó là làm du lịch cộng đồng trên chính mảnh đất quê hương mình.

Ngay khi sáp nhập Hoành Bồ vào TP Hạ Long, anh Bàn Văn Vi, trưởng thôn Khe Phương tin rằng một ngày không xa Kỳ Thượng sẽ là một công viên rừng có một không hai. Bởi vậy, anh Vi và một số hộ dân trong xã đã ấp ủ dự định phát triển mô hình du lịch sinh thái để đón khách.

Theo đó, anh Vi cùng những người có chung ý tưởng đã thu mua gỗ từ các hộ dân trong thôn để xây nhà sàn đón khách du lịch. Chia sẻ với phóng viên, anh Vi cho biết, chúng tôi lấy ý tưởng con thuyền để xây nhà sàn, vì hiện nay Kỳ Thượng đã là một phần của thành phố biển Hạ Long nên ngôi nhà sàn hình con thuyền với kiến trúc mới lạ, độc đáo sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến trải nghiệm trong thời gian tới.

"Sau khi sáp nhập Hoành Bồ vào Hạ Long, chúng ta có di sản Vịnh Hạ Long, có biển, lại có rừng. Khách du lịch có thể xuống biển, có thể lên rừng, mà rừng ở đây rất đặc sắc, mới lạ. Khí hậu ở Kỳ Thượng không thua gì Tam Đảo hay Sa Pa, thậm chí còn trong lành, tuyệt vời hơn", Trưởng thôn Bàn Văn Vi hồ hởi nói.

Chủ động, đổi mới cả tư duy và cách làm, người dân Khe Phương nói riêng và Kỳ Thượng nói chung đang nỗ lực ngày đêm, lao động miệt mài với mong muốn gắn du lịch cộng đồng với xây dựng NTM. Để khi hình dung về Kỳ Thượng sẽ là những tour du lịch kết nối rừng - biển, là một công viên rừng trong tương lai không xa cùng màu xanh ngút ngàn của núi rừng Kỳ Thượng. Vào một tương lai không xa, nơi đây sẽ làm lay động tâm hồn bao du khách.

Theo Tiến Thành (nongnghiep.vn)

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem