Long Thành - Xã Long Phước : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Long Thành - Xã Long Phước
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất măng cụt tăng năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGap tại xã Bình Sơn và Bình An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cập nhật24-04-2020 06:45
1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất măng cụt tăng năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGap tại xã Bình Sơn và Bình An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ 3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ:  TS. Nguyễn An Đệ

Đồng chủ nhiệm: KS. Trần Minh Đức

Cá nhân tham gia: KS. Huỳnh Thị Bích Tuyền, KS. Nguyễn Thị Nguyên Vân, KS. Phạm Thị Mười, KS. Vũ Thị Hà, KS. Phạm Thị Hương, KS. Lê Thị Huyền, KS. Đào Thị Ngoan, KS. Nguyễn Tuấn Vũ, KS. Nguyễn Thị Hạnh, KS. Võ Thành Sâm

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm sầu riêng ở huyện Cẩm Mỹ.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá tình hình sản xuất sầu riêng tại huyện Cẩm Mỹ có đối chiếu với các tiêu chí của tiêu chuẩn VietGAP;

- Xác định biện pháp làm chín trái sầu riêng có hiệu quả, an toàn;

- Mô hình sản xuất sầu riêng được cấp giấy VietGAP với diện tích 8 ha, năng suất tăng 15-20% và hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với vườn sản xuất đại trà;

- Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên, hội thảo;

- Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm sầu riêng Cẩm Mỹ;

- Có 1 - 2 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sầu riêng cho các hộ tham gia mô hình;

- Hoàn thiện sổ tay “Qui trình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Cẩm Mỹ”.

5. Kết quả thực hiện:

+ Đã xây dựng 01 báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất sầu riêng tại huyện Cẩm Mỹ đối chiếu với các tiêu chí của VietGAP. Đạt 100% so với hợp đồng.

+ Đã xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 17,4 ha, 8 hộ tham gia ở xã Nhân Nghĩa. Mô hình được cấp giấy chứng nhận VietGAP với tổng diện tích là 17,4 ha. Cây sầu riêng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất sầu riêng trung bình 22,15 từ  tấn/ha/năm, tăng 16,57% so với vườn đối chứng. Lợi nhuận  đạt 894 triệu đồng/ha/năm, tăng  28,6% so với vườn đối chứng. So với hợp đồng mô hình đạt 217% về diện tích, đạt 100% về chỉ tiêu năng suất, đạt 190% về hiệu quả kinh tế.

+ Đã đào tạo 10 kỹ thuật viên làm nòng cốt nắm bắt kiến thức làm chủ quy trình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và chủ động tổ chức sản xuất. Đạt 100% so với hợp đồng.

+ 120 lượt nhà vườn được tập huấn và 80 lượt nhà vườn đã hội thảo đầu bờ đều nắm vững quy trình kỹ thuật, có thể áp dụng tốt trong sản xuất sầu riêng. Đạt 100% so với hợp đồng.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2019

7. Kinh phí thực hiện: 1.976.757.000  đồng 

 

 ​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
Tiếng Việt | English
tim kiem