Long Thành - Cẩm Đường : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Long Thành - Cẩm Đường
chào mừng quý vị đến với website xã Cẩm Đường huyện Long Thành
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Ứng dụng cơ giới hóa để nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất lúa tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cập nhật24-04-2020 06:41
1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng cơ giới hóa để nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất lúa tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS. Nguyễn Huy Bích

Cá nhân tham gia: PGS. TS Nguyễn Huy Bích, ThS. Phạm Duy Lam, ThS. Nguyễn Nam Quyền, ThS. Nguyễn Văn Lành, ThS. Đặng Hữu Dũng, KS. Lê Khỏe Quí, KTV. Kiều Văn Đức, KTV. Trần Văn Hoàng, KTV. Bùi Minh Tựu

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Tạo ra một mô hình cơ giới hóa cây lúa toàn bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, trong đó có sử dụng một số máy móc thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho cây lúa tại huyện Long Thành, đồng thời giảm việc sử dụng lao động thủ công. Tập trung ruộng đất thành các lô thửa lớn hơn tạo tiền đề cho sản xuất lớn.

Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu quy trình canh tác cây lúa tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá và đề ra quy trình canh tác theo hướng cơ giới hóa toàn bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch.

- Sử dụng các thiết bị sẵn có tại địa phương kết hợp thuê mướn hoặc đầu tư mới (có cải tạo cho phù hợp) để trình diễn, thử nghiệm và chuyển giao trên diện tích 5 ha tại địa bàn xã Long Phước nhằm đánh giá khả năng và chất lượng làm việc của các máy móc thiết bị đó.

- Xây dựng một mô hình mẫu ứng dụng cơ giới hóa toàn bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch theo hướng hiện đại hóa trên diện tích đất canh tác 5 ha trong 2 mùa vụ liên tiếp.

- Thu thập và xử lí số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội do mô hình đem lại

- Tăng năng suất 5 – 7% so với qui trình canh tác đang áp dụng của địa phương.

5. Kết quả thực hiện:

Dự án đã hoàn thành tất cả các nội dung và đạt mục tiêu đề ra bao gồm:

- Quy trình và mô hình CGH canh tác lúa tuân theo qui trình quản lý tổng hợp dịch hại nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và an toàn.

- Báo cáo phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình CGH sản xuất lúa.

- Báo cáo số liệu khảo nghiệm.

- Đã thử nghiệm và đánh giá máy phun thuốc bề rộng làm việc 20 m.

- Đã thử nghiệm và đánh giá thiết bị xạ hàng

- Đào tạo 02 kỹ sư

Ngoài ra, do tính chất thời tiết và điều kiện đất đai thực tế tại Long Thành, nhóm thực hiện dự án đã chủ động và mạnh dạn thử nghiệm máy phun lúa đeo vai. Máy này đã thực nghiệm thành công, được các cán bộ khuyến nông và nông dân đánh giá phù hợp.

b) Đã thử nghiệm các máy như đề xuất trong thuyết minh thông qua 2 mùa vụ, dự án đã đúc kết, tổng hợp và đánh giá sự thích hợp của từng loại máy canh tác cho vùng đất trồng lúa tại Long Thành. Các đánh giá này có thể được các ban ngành sử dụng làm nền tảng và định hướng cho phát triển CGH tại cánh đồng sản xuất lúa tại Long Phước nói riêng, tại Đồng Nai nói chung.

d) Chỉ tiêu về tăng 5 - 7% năng suất xét về tổng thể thì đã đáp ứng đầy đủ với những yếu tố sau: 1) Tăng diện tích canh tác hữu hiệu nhờ phá bỏ bờ ruộng, tổng là 2000 m2, tăng 5% ; 2) Tăng thời gian hữu hiệu khâu cày 9% ; 3) Giảm lượng lúa giống, tăng độ đồng đều, giảm công cấy dặm; 4) Tăng năng suất máy GĐLH thêm 0,07ha/h, tương đương 0,56 ha/ngày, tăng 9,3%.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 3/2016 đến tháng 12/2018

7. Kinh phí thực hiện: 828.433,600 đồng

 ​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.