Long Thành - Cẩm Đường : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Địa phương Long Thành - Cẩm Đường
chào mừng quý vị đến với website xã Cẩm Đường huyện Long Thành
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo VietGAP tại xã Bình Sơn và Bình An , huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Cập nhật22-04-2020 04:10
1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo VietGAP tại xã Bình Sơn và Bình An , huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Kinh tế huyện Long Thành

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Lâm Văn Minh và ThS Vũ Mạnh Hà

Cá nhân tham gia: ThS. Lâm Văn Minh,ThS.  Nguyễn Thị Thùy Linh, ThS. Vũ Mạnh Hà, KS. Lê Thị Chung, ThS. Nguyễn Thanh Thủy, KS.  Võ Bá Phúc, KS.  Lê Thị Vân, KS.  Phạm Thị Mười, KS.  Lê Thị Huyền, KS.  Hoàng Văn Hiệu, KS. Đào Thị Ngoan, KTV. Phạm Thế Kha, KTV. Nguyễn Thị Hạnh, KTV. Phan Lâm Lý, KTV. Trần Cao Trí, KTV. Võ Thành Sâm, KTV. Chu Thị An

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu góp phần nâng cao thu nhập cho nhà vườn trồng sầu riêng. Tạo động lực thu hút ngày càng nhiều nhà vườn sản xuất sầu riêng theo VietGAP từ đó sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất sầu riêng hàng hóa theo VietGAP trên toàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

5. Kết quả thực hiện:

- Hoàn thành tất cả các nội dung của dự án đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra:

 + Báo cáo điều tra hiện trạng canh tác su riêng và hiện trạng sản xuất sầu riêng đối chiếu với các yêu cầu của VietGAP ở xã Bình Sơn và Bình An;

+ Báo cáo phân tích mối nguy gây ô nhiễm vùng sản xuất sầu riêng theo VietGAP ở xã Bình Sơn và Bình An;

+ Mô hình sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 15 ha và cho lợi nhuận 590,4 triệu đồng/ha/năm, chất lượng quả ngon (tỷ lệ cơm sượng và tỷ lệ xơ thấp) và đảm bảo an toàn (quả không có kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gay hại); Mô hình đã giúp nhà vườn thay đổi tập quán canh tác cũ. Nhà vườn đã biết lựa chọn loại phân bón và thuốc BVTV để có hiệu quả, ít ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt, họ đã nhận thức rõ về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường;

+ Đã tổ chức đào tạo 10 kỹ thuật viện, tập huấn kỹ thuật 6 lớp cho 180 lượt nhà vườn, hội thảo đầu bờ cho 60 nhà vườn, tham quan học tập mô hình cho 40 nhà vườn;

- Dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất (hiệu quả kinh tế ở các mô hình cao hơn so với mục hiệu đề ra).

- Dự án tác động tốt đến kinh tế - xã hội và môi trường.

- Khả năng duy trì và nhân rộng dự án là rất khả thi và được nhà vườn hăng hái đón nhận áp dụng các quy trình kỹ thuật.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 12/2013 đến tháng 11/2015

7. Kinh phí thực hiện: 2.886,996 triệu đồng​

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.