Tham gia cuộc mít tinh có cácban
ngành đoàn thể địa phương từ xã đến ấp, đặt biệc là đoàn thanh niên
xã đã tập trung thực hiện kêu gọi mọi người cùng chung tay phòng
chống HIV/AIDS và tổ chức tăng cường truyền
thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như (Facebook, Zalo,
TikTok, Youtube, Viber, Lotus…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền
thông trên nền tảng Internet; thông qua các thông điệp hiệu quả cao.
Kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không
còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà là khi đó AIDS không
còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu kết thúc dịch AIDS sẽ
hoàn thành khi Việt Nam đạt được các tiêu chí: Số người nhiễm HIV phát hiện
dưới 1.000 ca mỗi năm (hiện nay số người nhiễm là 10.000 ca/năm). Tỷ lệ người
nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS nhỏ hơn 1/100.000 dân (hiện nay, ước tính
3,5 người/100.000 dân). Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ít hơn 2% (hiện nay
6%).
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS năm 2022 được triển khai ở tất cả các cấp, ngành từ Trung ương
đến địa phương với nhiều hoạt động đa dạng như: Mít tinh, diễu hành, hội nghị,
hội thảo, các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, các chiến dịch, cuộc
thi, talkshow...
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm (UBQG) phát động từ năm 2008. Từ đó đến nay, Ủy ban Quốc
gia đã lấy thời gian từ ngày 10/11-10/12 là Tháng hành động quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS của Việt Nam. Tháng hành động đã trở thành sự kiện quan trọng
hàng năm thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và người dân; huy động cả
cộng đồng vào cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS.