Theo đó, mỗi gia đình được lắp đặt một phương tiện báo cháy để
báo động cho các thành viên trong tổ liên gia khi có sự cố cháy nổ xảy ra và
trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ. Tổ liên gia có trách nhiệm nắm
tình hình liên quan đến công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ, kịp thời phản ánh đến
UBND xã, Công an xã để nhanh chóng xử lý; tuyên truyền, vận động các thành viên
hộ gia đình thuộc tổ liên gia tự giác chấp hành các quy định pháp luật về PCCC;
thực hiện các điều kiện an toàn PCCC; các phương án thoát nạn, tổ chức lực lượng,
phương tiện chữa cháy tại chỗ khi có cháy, nổ, sự cố tai nạn xảy ra...
Đối với mô hình “điểm chữa cháy công cộng” được bố trí tại
các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều nhà có chiều sâu 50m trở lên, xe chữa cháy
không thể tiếp cận được; trang bị sẵn các phương tiện như: Bình chữa cháy, xà
beng, búa, kìm thủy lực. Bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng
các phương tiện để chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; không cản trở đi lại của người
dân, tránh mưa nắng và có biển thông báo. Do vậy, mô hình “Tổ liên gia an toàn
PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” sẽ góp phần thực hiện tốt phương châm “4 tại
chỗ” trong công tác phòng cháy chữa cháy, làm giảm thiểu các sự cố cháy nổ xảy
ra tại khu dân cư, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.