Cẩm Mỹ - Xã Thừa Đức : noi-dung-tin Cẩm Mỹ - Xã Thừa Đức
Chào mừng quý vị đến với Website xã Thừa Đức huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Nội dung

 
Người nông dân canh tác cây khoai mì Cập nhật16-11-2020 03:52
Xã Thừa Đức chiếm phần lớn diện tích đất là đất nông nghiệp chính vì vậy mà cây khoai mì được người dân trồng rất nhiều. Tổng diện tích gieo trồng khoai mì năm 2020 khoảng hơn 92 ha (tăng 30ha SVCK).

Về kỹ thuật trồng cây khoai mì hay còn gọi là cây sắn. Thời gian từ tháng 4 (khi mưa đều và đất đủ ẩm) đến tháng 6 người dân bắt đầu cải tạo đất và trồng. Thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Chủ yếu được trồng nhiều trên địa bàn ấp 4 và ấp 8.

Chuẩn bị đất trồng: cây sắn được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất luân - xen canh với các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm (cây họ đậu, lúa nước) đất rừng mới được khai thác và đất hoang hóa. Do nhu cầu hình thành và phát triển rễ củ, cây sắn cần đất thông thoáng, tơi xốp và không bị ngập úng. Vì vậy, đất trồng sắn phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng.

Chuẩn bị giống: Cây sắn giống phải khỏe mạnh, không nhặt mắt, không bị nhiễm sâu bệnh, khi chuẩn bị giống nên loại bỏ những cây giống không có nhựa mủ và không bị trầy - xước trong quá trình vận chuyển. Bảo quản cây giống không quá 60 ngày (tính từ khi thu hoạch), sau khi thu hoạch, vận chuyển và bảo quản ngay tại những nơi khô ráo và có bóng mát. Có rất nhiều cách để bảo quản như: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm, từ 500 - 1000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản, cây giống có thể bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng ăn phá, vì thế có thể phòng trừ bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng. Hom sắn để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây, chiều dài của hom sắn là 15- 20cm, đạt tối thiểu 6 - 8 đốt, không nên chặt quá dài hoặc quá ngắn, những hom sắn mầm ngủ thể hiện không rõ phải được loại bỏ. Khi chặt hom, dùng dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh để hom bị thương tổn như dập phần thân gỗ của hom hay bị trầy vỏ. Để hom giống không bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào hỗn hợp thuốc diệt côn trùng và nấm thông dụng hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom.

Mật độ: Tùy thuộc vào từng loại đất, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, bảo đảm khoảng cách trung bình 1,0 x 0,8 x 1,0m, tức mật độ cây từ 10.000 – 12.500 cây/ha.

Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha khoảng 10-15 tấn phân chuồng, 110-160kg đạm ure, 220-270kg supe lân, 160-250kg kali, 180 kg phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ 60kg N, 40kg P2O5, 80kg K2O. Cách bón, bon lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc lần 1 (sau trồng 45 ngày) 50% đạm + 50% kali. Bón thúc lần 2 (sau trồng 3 tháng) toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp làm cỏ và vun cao.

Đây là những kinh nghiệm mà người nông dân xã Thừa Đức đúc kết được từ trồng cây khoai mì đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình các hộ dân trên địa bàn xã./.

154 lam-dat-trong-mì.jpg

 

(Người nông dân Ấp 8, xã Thừa Đức gieo trồng khoai mì)

Đặng ​Hùng


Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.