Thống Nhất - Xã Quang Trung : noi-dung-tin Thống Nhất - Xã Quang Trung
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Các biện pháp an toàn sinh học áp dụng cho trang trại chăn nuôi tập trung Cập nhật24-02-2020 09:43
Yêu cầu về kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: không để các phương tiện vận chuyển từ nơi khác đi thẳng vào trại nuôi lợn. đặc biệt không dể phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn......

Ngày 17/02, UBND huyện Thống Nhất có ban hành văn bản số 838/UBND-NN về việc hướng dẫn tái đàn lợn và các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện.

Theo đó, yêu cầu đối với chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh hoặc kiểm soát được ngườ và động vật ra vào trại. Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi, khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi, khu tắm rửa. Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu chăn nuôi. Chuồng nuôi lợn phải bố trí phù hợp với từng lứa tuổi của lợn và mục đích sản xuất. Có khu vực thu gom và xử lý chất thải, có máng ăn riêng biệt từng ô chuồng, đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín.

Yêu cầu về con giống: lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Đối với lợn nhập từ ngoại tỉnh vào phải có Giấy kiểm định. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

Yêu cầu về thức ăn và nước uống: sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Nguồn nước cho lợn nuôi phải đảm bảo an toàn, nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.

dt4.jpg

Yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng: áp dụng phương thức quản lý “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: cả khu, dãy chuồng, ô chuồng. Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn các gia đoạn sinh trưởng, phát triển; nên áp dụng phương thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho lợn.

Yêu cầu về vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ra, vào chuồng nuôi: hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi; người trước khi vào khu chăn nuôi phải tắm gội, thay quần áo, giày dép và mặc quần áo, dụng cụ bảo hộ của trại. Trước và sau khi ra, vào chuồng nuôi lợn phải thay ủng, sát trùng tay.Bố trí người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật, phương tiện vận cuyển thức ăn chăn nuôi cho từng khu sản xuất…..

Yêu cầu về kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: không để các phương tiện vận chuyển từ nơi khác đi thẳng vào trại nuôi lợn. đặc biệt không dể phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn. Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dun gj khác chung một phương tiện.

Yêu cầu về xử lý chất thải chăn nuôi: chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hóa chất hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài được xử lý phải đảm bảo vệ sinh. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng.

Yêu cầu về quản lý dịch bệnh: có hồ sơ theo dõi đàn lợn về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị bệnh. Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho dàn lợn. Khi lợn ốm phải nhốt ra khu vực nuôi cách ly, khi phát hiện có dịch bệnh phả báo cáo chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý. Khi xảy ra dịch tại ô chuồng hay cả chuồng cần tiêu đọc, khử trùng tại chỗ. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn cả đàn lợn bị dịch bệnh phải được tiêu đọc, khử trùng.

Yêu cầu về ghi chép và kiểm tra nội bộ: trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Chủ trang trại phải tổ chức tiến hành kiểm tra việc thực hiện các công tác an toàn sinh học đinh kỳ.

 

Điểm KHCN

 

​Tết trồng cây (31/05/2023)
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.