Thống Nhất - Xã Quang Trung : Nội dung - Nông thôn mới Thống Nhất - Xã Quang Trung
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Giúp nông dân tiếp cận thị trường, hạn chế khâu trung gian Cập nhật26-03-2020 08:50
Thời gian qua, nhiều loại nông sản sau khi sản xuất ra quá trình tiêu thụ phải qua rất nhiều khâu trung gian, bị thương lái ép giá, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ. Khi đến tay người tiêu dùng, giá bán sản phẩm đã cao gấp nhiều lần so với giá trị thực tế sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều giải pháp giúp nông dân được tiếp cận thị trường, hạn chế khâu trung gian.

Việc liên kết còn nhiều hạn chế là cơ hội để thương lái ép giá nông dân khi vào vụ thu hoạch nông sản.

Thiếu liên kết là nguyên nhân chính

Theo các chuyên gia nông nghiệp, nguyên nhân khiến nông sản do nông dân sản xuất ra, quá trình tiêu thụ phải qua rất nhiều khâu trung gian, bị thương lại ép giá là vì cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến hiện nay là hộ cá thể, sản xuất còn manh mún, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, số lượng hạn chế, giá thành cao... nên khả năng cung ứng hàng hóa nông sản cho thị trường với số lượng nhiều, chất lượng ổn định còn hạn chế. 

Bên cạnh đó, mối liên liên kết giữa các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các Câu lạc bộ năng suất cao và nông dân...trong thời gian qua chưa nhiều, thiếu bền vững, cơ chế pháp lý ràng buộc chưa rõ ràng. Do đó doanh nghiệp chưa quan tâm thiết lập liên kết với nông dân... Một phần của của các hạn chế đó là phía các Hợp tác xã năng lực hạn chế, trong khi nhiều nông dân vẫn còn mang nặng tư duy sản xuất phong trào, chưa hiểu hết được lực ích của việc liên kết.

Ngoài ra, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định dẫn đến giá cả nông sản thường bấp bênh, một số nông sản giá cả xuống thấp hơn giá thành. Trong khi đó, nông dân sản xuất không theo quy hoạch, định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước làm phá vỡ quy hoạch nông nghiệp, khó kiểm soát dẫn đến cung vượt cầu. 

Về việc tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, trên địa bàn tỉnh đã có quy định về ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng trên thực tế, nhiều nông dân và doanh nghiệp chưa thực hiện đúng hợp đồng nên việc thực hiện rất khó. Đối với nông dân đến mùa thu hoạch giá cao thì không bán cho đơn vị ký hợp đồng bao tiêu do giá đã ký thấp hơn giá thị trường và ngược lại. Đối với các trường hợp này chưa được quy định biện pháp chế tài nên vẫn còn diễn ra tình trạng trên. 

Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp

Giữa năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để giải quyết vấn đề tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp.  Do vậy, việc hình thành và phát triển chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo dự án cánh đồng lớn cần tiếp tục được triển khai thực hiện. 


Vào vụ thu hoạch rộ, nhiều loại nông sản thường bị thương lái ép giá.

Bên cạnh đó, vận động các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tham gia vào việc hình thành chuỗi liên kết này. Các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ quan tâm và xây dựng chuỗi liên kết cụ thể. Cần xác định chỉ có doanh nghiệp mới làm thay đổi thực trạng sản xuất, tiêu thụ nông sản hiện nay từ đó nâng cao đời sống nông dân, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn. 

UBND các huyện rà soát tổng hợp nhu cầu thực tế của địa phương để mời gọi doanh nghiệp đầu tư chuỗi liên kết, chỉ đạo các xã, các ngành của huyện tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp về đất đai, tổ chức lại sản xuất có quy mô, tập trung...theo quy hoạch gắn với chế biến, kho bảo quản, tiêu thụ...đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp. 

Sở Công Thương tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp...qua các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công địa phương, xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm. Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại sát với tình hình thực tế của người sản xuất và tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong tỉnh tham gia các cuộc hội nghị kết nối cung cầu tại các thị trường tiềm năng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Tổ chức kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh vào chợ đầu mối Dầu Giây; kết nối giao thương giữa nhà vườn với tiểu thương tại chợ, giữa chợ đầu mối Dầu Giây với các chợ truyền thống, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học; kết nối giao thương với các nhà xuất khẩu trong và ngoài nước nhằm tiêu thụ nông sản trong tỉnh. Mở rộng chợ đầu mối Dầu Giây ưu tiên tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, đồng thời tiêu thụ sản phẩm của các tỉnh lân cận. 

Thực hiện xây dựng thí điểm mô hình “Doanh nghiệp – Hợp tac xã – nông dân tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư nông nghiệp” nhằm đảm bảo doanh nghiệp có nguồn cung ổn định, lâu dài; người nông dân được cung ứng vật tư nông nghiệp, được hướng dẫn quy trình trồng trọt, được bao tiêu sản phẩm, được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định. Đồng thời, dự báo thị trường, định hướng thị trường và có khuyến nghị kịp thời đến người sản xuất nhằm nuôi, trồng có hiệu quả…

Lê Khôi

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.