Long Thành - Xã Phước Thái : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Tỉnh Long Thành - Xã Phước Thái
chào mừng quý vị đến với website xã Phước Thái huyện Long Thành
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành: Nghiên cứu giá trị của CIM, nội soi CLO test và PCR chẩn đoán vi khuẩn H. pylori trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại tỉnh Đồng Nai Cập nhật23-09-2020 03:21
1. Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu giá trị của CIM, nội soi CLO test và PCR chẩn đoán vi khuẩn H. pylori trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tại tỉnh Đồng Nai” Mã số nhiệm vụ: DTT2019-09-E

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Địa chỉ: 234 QLI, phường Tân Biên, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 02513 880033                               Fax: 02513886098

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Đồng Nai

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS.BS. Phạm Văn Dũng

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS.BS. Trần Thiện Trung

Cá nhân tham gia:

Stt

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

1

Trần Anh Minh

ThS. BS

Nam

2

Nguyễn Tuấn Anh

Tiến sĩ

Nam

3

Đỗ Minh Quang

ThS. BS

Nam

4

Ngô Đông Kha

CN

Nam

4. Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

    + Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Đánh giá giá trị chẩn đoán H. pylori của 3 phương pháp chẩn đoán vi khuẩn H. pylori trong bệnh viêm, loét dạ dày-tá tràng gồm: huyết thanh CIM (Current Infection Marker), nội soi dạ dày và làm test Urease (CLO test), sinh học phân tử (phương pháp multiplex PCR).

- Đánh giá sự tương quan của 3 thử nghiệm nêu trên so với nghiệm pháp thở nhằm rút ra chẩn đoán phù hợp và chính xác nhất để khuyến cáo chẩn đoán vi khuẩn H. pylori nhằm góp phần điều trị trong bệnh viêm, loét dạ dày-tá tràng.

   + Nội dung chính của nhiệm vụ:

Nội dung 1: Thu thập mẫu

Công việc 1: Khám bệnh, chọn bệnh theo tiêu chuẩn chọn bệnh, tư vấn nội soi.

Công việc 2: Thu thập mẫu sinh thiết dạ dày qua nội soi và đọc kết quả nội soi của bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng.

Công việc 3: Thu thập mẫu máu toàn phần của bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày do H. pylori gây ra.

Nội dung 2: Chẩn đoán H. pylori

Công việc 4: Chẩn đoán sự hiện diện của H. pylori bằng phương pháp nội soi dạ dày - CLO test từ mẫu sinh thiết dạ dày.

Công việc 5: Chẩn đoán sự hiện diện của H. pylori bằng phương pháp CIM test từ mẫu máu toàn phần.

Công việc 6: Chẩn đoán sự hiện diện của H. pylori bằng phương pháp multiplex PCR từ mẫu sinh thiết dạ dày.

Công việc 7: Chẩn đoán sự hiện diện của H. pylori bằng nghiệm pháp thở.

Nội dung 3: Xác định các giá trị chẩn đoán của các phương pháp sử dụng so với nghiệm pháp thở

Công việc 8: Xác định các giá trị chẩn đoán của phương pháp nội soi-CLO test.

Công việc 9: Xác định các giá trị chẩn đoán của phương pháp CIM test

Công việc 10: Xác định các giá trị chẩn đoán của phương pháp multiplex PCR.

Giá trị chẩn đoán của các phương pháp nội soi-CLO test, CIM test và multiplex PCR được xác định khi so sánh với nghiệm pháp thở, gồm có: Độ đặc hiệu, độ nhạy, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính, độ chính xác và hệ số tương quan kappa.

Nội dung 4: Viết báo cáo tổng kết

Tổng hợp số liệu, xử lý thông kê và viết báo cáo tổng kết đề tài

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học y, dược

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp CLO test: xét nghiệm này xác định hoạt độ men urease của vi khuẩn H. pylori bằng việc đặt mẫu mô dạ dày vào môi trường lỏng hoặc bán đặc có chứa urea và một chất chỉ thị màu theo pH. Nguyên tắc của thử nghiệm dựa trên sự phát hiện hoạt tính men urease của vi khuẩn H. pylori. H. pylori gần như là loại vi khuẩn duy nhất trong dạ dày tiết men urease với khối lượng lớn (ngoại trừ một số rất ít bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter helmanii). Men urase của H. pylori có trong mẫu mô dạ dày sẽ làm biến đổi urease thành amoniac (NH4+), NH4+ làm môi trường thuốc thử có pH kiềm, vì vậy làm thay đổi màu của chất chỉ thị [21]. Tuy nhiên, sử dụng CLO test đòi hỏi bệnh nhân phải ngưng thuốc dạ dày và kháng sinh ít nhất một tháng trước khi làm thử nghiệm. Chính vì thế, trong trường hợp bệnh nhân quên khai báo cho bác sĩ biết thì kết quả thử nghiệm có thể bị âm  tính (giả).

Phương pháp nuôi cấy và làm kháng sinh đồ: Trong chẩn đoán nhiễm H. pylori, nuôi cấy là thử nghiệm đặc hiệu nhất và có thể nói đó là tiêu chuẩn vàng. Nuôi cấy còn cho biết mật độ và hình dạng của vi khuẩn H. pylori, ở hình thái hoạt động (hình xoắn) hay thoái hóa (hình cầu). Dù vậy, trong thực hành lâm sàng, phương pháp này ít khi được sử dụng cho chẩn đoán vì nuôi cấy vi khuẩn H. pylori tương đối khó, cần môi trường dinh dưỡng đặc biệt, thời gian khá dài (5-7 ngày) và vì có nhiều phương pháp khác đơn giản hơn, dễ áp dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thất bại, nuôi cấy làm kháng sinh đồ vẫn là thử nghiệm có ích để hướng dẫn điều trị thích hợp và là một trong các phương pháp để đánh giá tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh [17, 18]. Để có thể nuôi cấy thành công thì sau khi lấy mẫu nội soi phải được bỏ ngay vào môi trường bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 3 giờ để thực hiện cấy lên môi trường đặc trưng, nếu không sẽ làm giảm tỷ lệ thành công của phương pháp.

Phương pháp PCR: PCR là một thử nghiệm cho phép nhân bản chọn lọc các gene đích, đặc trưng của vi khuẩn H. pylori nếu hiện diện trong mẫu thành nhiều bản sao để sau đó có thể phát hiện được dễ dàng sau đó bằng phương pháp điện di. Đây là phương pháp phát hiện vi khuẩn H. pylori với độ nhạy, độ đặc hiệu cao và nhanh chóng. Vì vậy, việc chẩn đoán H. pylori dựa trên PCR ngày càng phát triển; ngoài ra phương pháp còn được dùng để xác định các gene độc và đột biến kháng thuốc của vi khuẩn. Phương pháp multiplex PCR dùng để chẩn đoán phát hiện và xác định các gene của H. pylori gồm gene cagA và vacA được sử dụng trong đề tài này. Nguyên tắc của multiplex PCR cũng giống với PCR truyền thống, dựa trên sự nhân bản gene đặc trưng. Điểm khác biệt lớn nhất là trong multiplex PCR, nhiều cặp mồi cùng được sử dụng để nhân bản cùng lúc nhiều vùng gene đặc trưng cagA và vacA của H. pylori, trong khi phương pháp PCR truyền thống chỉ dựa trên một cặp mồi duy nhất. Chính vì dựa trên nhiều vùng gene khác nhau, độ đặc hiệu và độ nhạy của phản ứng được gia tăng [1, 12, 27, 29]. Tuy nhiên, vì độ nhạy cao nên khi thực hiện phương pháp này, kỹ thuật viên phải được đào tạo cẩn thận, bài bản và có kinh nghiệm thực hành  tốt, để hạn chế tối đa nguy cơ ngoại  nhiễm, dẫn đến các kết quả dương tính giả.

Phương pháp huyết thanh học: Phương pháp này dựa vào việc phát hiện kháng thể IgG kháng H. pylori trong huyết thanh bệnh nhân heo nguyên tắc sắc ký miễn dịch. So với các phương pháp khác, chẩn đoán huyết thanh ít tốn kém và thích hợp cho nghiên cứu dịch tễ học. Nhược điểm của xét nghiệm là không cho biết rõ ràng thời điểm và tình trạng nhiễm, do kháng thể có thể tồn tại nhiều năm mặc dù đã được tiệt trừ thành công, vì vậy chẩn đoán huyết thanh không dùng để xác định tiệt trừ H. pylori [19, 24].

Phương pháp CIM: Nghiệm pháp CIM (Assure® H. pylori Rapid Test kit của MP Biomedicals Asia Pacific Pte Ltd, Singapore) được sử dụng để chẩn đoán H. pylori dựa trên nền tảng kỹ thuật sắc ký miễn dịch gián tiếp trên pha rắn (indirect solid-phase immunochromatographic assay) với những kháng nguyên đặc hiệu để phát hiện kháng thể IgG được tạo ra và hiện diện trong máu bệnh nhân bởi sự nhiễm trùng H. pylori hoạt động. Để đảm bảo chắc chắn kết quả chẩn đoán H. pylori bởi CIM là chính xác, mỗi bước trong thực hiện phải đúng như khuyến cáo của nhà sản xuất. Sự nhiễm trùng  H. pylori hoạt động được xác định chỉ khi vạch kiểm soát (Control Line), vạch chẩn đoán (Test Line) và vạch CIM (CIM line) hiện diện đồng thời [23].

Nghiệm pháp thở: Nghiệm pháp thở là phương pháp khá phổ biến và không gây xâm hại trong chẩn đoán H. pylori. Bệnh nhân được cho uống urea được đánh dấu 13C hoặc 14C. Kết quả của hai thử nghiệm 13C và 14C đều chính xác như nhau nhưng chỉ khác 13C là chất không gây phóng xạ còn 14C là carbon đồng vị phóng xạ. Bên cạnh đó, dùng 13C thì không cần điều kiện chuyên chở đặc biệt nên được dùng rộng rãi hơn. Sau khi uống, men urease từ vi khuẩn sẽ tác động lên urea được đánh dấu và giải phóng 13CO2. Chất này đi vào máu và thải trừ qua phổi. Việc phát hiện trong hơi thở chất đồng vị được đánh dấu và hoặc là tỉ lệ 13C/12C được đo bằng sắc ký hơi và quang phổ kế khối phổ. Cả hai nghiệm pháp thở với 13C và 14C cho đến nay được xem là tiêu chuẩn vàng và đã trở thành một thử nghiệm phổ biến, không xâm hại, được khuyến cáo trong chẩn đoán và đánh giá kết quả tiệt trừ H. pylori. Do 14C có hoạt tính phóng xạ nên không được dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai còn 13C thì dùng được cho 2 đối tượng nêu trên. Tuy nhiên, giá thành của các phương pháp này còn khá đắt nên chưa được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam [5, 26].

Kết quả dự kiến:

Sản phẩm Dạng II:      

- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

- Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài

+ Tỷ lệ chẩn đoán H. pylori bằng 3 phương pháp: nội soi dạ dày làm CLO test, CIM và PCR. Xác định được tỷ lệ chẩn đoán H. pylori dương tính và âm tính của từng phương pháp.

+ Giá trị chẩn đoán của các phương pháp sử dụng: độ đặc hiệu, độ nhạy, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính và độ chính xác của từng thử nghiệm dựa trên tiêu chuẩn của Châu Âu hoặc nghiệm pháp thở như là tiêu chuẩn vàng.

+ Hệ số tương quan (Kappa) giữa các thử nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán H. pylori.

+ Được Hội đồng KHCN chuyên ngành tổng kết nghiệm thu thông qua.

- Báo cáo khoa học: Nội dung nghiên cứu được trình bày tại một trong số các hội nghị sau: Hội nghị Tiêu hoá toàn quốc, Hội nghị Khoa học BV Thống nhất Đồng Nai, Hội nghị Khoa học BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, hoặc Hội nghị khoa Điều dưỡng-KTYH Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

- Lưu đồ / phác đồ / hướng dẫn chẩn đoán: Khuyến cáo / Hướng dẫn chẩn đoán vi khuẩn H. pylori theo lưu đồ / phác đồ cụ thể

- Hội thảo khoa học: Tham vấn ý kiến chuyên gia để thống nhất lưu đồ/ phác đồ / hướng dẫn chẩn đoán vi khuẩn H. pylori

Sản phẩm Dạng III:     

- 01 bài báo khoa học: Nghiên cứu giá trị của CIM, CLO test và PCR chẩn đoán vi khuẩn H. pylori trong bệnh nhân viêm loét dạ dày tại tỉnh Đồng Nai. Bài báo hoàn chỉnh được phản biện và chấp nhận đăng trên tạp chí có uy tín trong ngành

- 01 Thạc sỹ: Thuộc một trong các chuyên ngành Sinh học, CNSH, Xét nghiệm    Giấy chứng nhận hoặc bản sao bằng tốt nghiệp

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 18 tháng (từ tháng 04/2020 đến tháng 10/2021)

 Kinh phí thực hiện: 669.336.045 đồng

 NSNN hỗ trợ: 669.336.045 đồng
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.