Diện tích đất tự nhiên là 1.461,05 ha (chiếm 5,87% diện tích đất tự nhiên của huyện Thống Nhất) phần lớn diện
tích đất đai của xã được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (chiếm 86,48% diện
tích tự nhiên của xã) đất trồng lúa và cây hàng năm chiếm 34,59%, đất cây lâu
năm 56,72% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Xã có 3.962 hộ, 15.007 nhân khẩu
được chia làm 5 ấp: Đức Long 1; Đức Long 2; Đức Long 3; Bạch Lâm 1; Bạch Lâm 2.
Có 99,25% đồng bào theo đạo Công giáo, có 03 giáo xứ: Đức Long, Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp và Bạch Lâm, xã có 33 hộ dân tộc thiểu số với 78 nhân khẩu, chiếm 0,52%
(dân tộc kinh chiếm 99,48%).
Qua tuyên truyền, vân động cơ sở sản xuất bánh phở Hoàng
Hằng đã hiểu hết tầm quan trọng, ý nghĩa khi tham gia chương trình OCOP nên đã
lập hồ sơ đăng ký tham gia chương trình OCOP. Kết quả có 5 sản phẩm của cơ sở
sản xuất bánh phở Hoàng Hằng đạt 3 sao: Bánh đa
cua khô, Hủ tiếu khô, Bánh đa cua dốt, Bánh phở tươi, Hủ tiếu dốt. Cơ sở sản
xuất bánh phở Hoàng Hằng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao theo Thông báo
số 4108/TB-SNN –PTNT&QLCL ngày 01/10/2020 về kết quả đánh giá, phân hạng
sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai đợt 01 năm 2020. Được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số: 76840 ngày 21/9/2020. Cơ sở đã thu mua gạo trong
và ngoài xã. Trung bình tiêu thụ 30
tấn/1tháng với tổng số tiền là 400 triệu đồng/tháng. Sản xuất bánh phở mỗi ngày sản xuất khoảng 1,5 tấn bánh phở các loại,
cung cấp cho các cửa hàng ăn uống trong và ngoài xã. Tham gia quảng bá 05 sản
phẩm OCOP đạt 3 sao của cơ sở sản xuất
bánh phở Hoàng Hằng trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai
(ecdn.vn), sàn giao dịch thương mại điện tử bưu điện Đồng Nai. Cơ sở sản xuất bánh phở Hoàng Hằng tham gia
trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội chợ
Triển lãm Thương mại do tỉnh tổ chức.
Để đạt được mục tiêu trên, địa phương
cần đẩy mạnh số hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện
tử. Khẩn trương khảo sát, đánh giá những sản phẩm tiềm năng, ưu tiên các ý tưởng
sản phẩm mới, nhất là sản phẩm chế biến, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế,
tiềm năng của địa phương. Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh, ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản
phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Phát huy sức mạnh, vai trò của cộng
đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương, tạo sức bật
cho kinh tế nông thôn trong giai đoạn tới.