Nhận thấy Nấm mối đen có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và được
thị trường ưa chuộng. Về ấp 1 xã Cẩm Đường ta sẽ được gặp một con người mạnh mẽ
và rất ý chí đó là bà Hoàng Thị Thanh Nga. Cách đây 4 năm bà Nga đã quyết định
sang Thái Lan học tập kinh nghiệm trồng Nấm mối đen để áp dụng tại địa phương.
Đến nay, sau 4 năm đầu tư sản xuất, Nấm mối đen không chỉ mang lại hiệu quả
kinh tế cho gia đình bà Nga mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân ở xã
Cẩm Đường.
·
Là người đầu tiên mạnh dạn đưa mô hình trồng Nấm mối đen vào đầu
tư sản xuất ở địa phương, thời gian đầu bà Nga gặp không ít khó khăn do chưa
nắm bắt được kỹ thuật, Nấm thường xuyên bị nhiễm vi khuẩn, mốc, chất lượng Nấm
không đạt yêu cầu để xuất ra thị trường. Sau khi đi học tập kinh nghiệm trồng
Nấm mối đen tại Thái Lan và các địa phương khác, bà Nga đã nhanh chóng áp dụng
vào cơ sở trồng Nấm của mình. Đến nay, sau 4 năm đầu tư sản xuất, cơ sở trồng
Nấm của bà Nga đã mang lại hiệu quả rõ rệt, trung bình mỗi năm, cơ sở của bà
Nga cung cấp cho thị trường gần 37 tấn Nấm mối đen, với giá dao động từ 150.000đ
- 210.000đ/1kg, tùy theo chất lượng Nấm.
Sau khi áp dụng thành
công mô hình trồng Nấm mối đen và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình,
bà Nga đã chia sẻ kinh nghiệm trồng Nấm cho nhiều nông dân tại xã Cẩm Đường và
bao tiêu đầu ra cho nông dân, đến nay đã có 9 hộ nông dân áo dụng thành công mô
hình trồng Nấm và được bà Nga bao tiêu đầu ra, giúp các hộ nông dân có nguồn
thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống. Không những vậy, bà Nga còn tạo công ăn
việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với mức lương từ 6 - 7 triệu/tháng.
Bên cạnh đó, bà Nga còn tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện ở địa
phương, thường xuyên đóng góp để tặng quà, xây nhà tình thương cho các hoàn
cảnh khó khăn, được chính quyền địa phương trân trọng và ghi nhận những đóng
góp của bà Nga đối với địa phương trong những năm qua.