Thống Nhất - Xã Bàu hàm 2 : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Tỉnh Thống Nhất - Xã Bàu hàm 2
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thực phẩm bạch hương Lentinula platinedodes phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên Cập nhật06-01-2021 05:15
​1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thực phẩm bạch hương Lentinula platinedodes phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên


2. Tổ chức bảo trì nhiệm vụ:  Vườn quốc gia Cát Tiên

 3. Chủ nhiệm: ThS.Phạm Ngọc Dương

Các cá nhân tham gia:

Stt

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

1

Nguyễn Thị Anh

KS

Nữ

2

Lê Xuân Thám

PGS.TS.

Nam

3

Vũ Đình Duy

TS

Nam

 4. Mục tiêu nhiệm vụ:

Nghiên cứu thuần hóa, xây dựng quy trình, mô hình nuôi trồng thử nghiệm, tiến hành xác định giá trị thực phẩm của chủng nấm bạch hương phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Qua đó góp phần Bảo tồn nguồn gen nấm thực phẩm và dược liệu quý của Vườn Quốc gia Cát Tiên

5. Thực hiện kết quả:

Nội dung 1: Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi trồng nấm bạch hương

Chúng tôi đã hoàn thành tốt nội dung này bao gồm 07 chuyên đề nghiên cứu khoa học đã được hội đồng khoa học cấp cơ sở ở Vườn quốc gia Cát tiên nghiệm thu. Tiến hành điều tra, thu thập được mẫu nấm bạch hương ưa nhiệt ở Vườn quốc gia Cát Tiên, thuần hóa và chọn dòng thành công chủng giống thương mại, đã tiến hành các nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm tại phòng thí nghiệm nấm Cát Tiên để từng bước hoàn thiện quy trình nuôi trồng và xây dựng mô hình nuôi trồng thử nghiệm. Chủng nấm bạch hương sau thuần hóa cho thấy có khoảng nhiệt độ nuôi trồng và hình thành thể quả rộng hơn các chủng thương mại hiện tại. Khoảng nhiệt độ phát triển có thể lên đến 360c trong khi chủng thương mại chịu nhiệt nhất hiện nay cũng chỉ ở mức 30 – 330c, nhiệt độ hình thành thể quả có thể đạt được tới 28 – 300c, trong khi các chủng thương mại hiện nay là khoảng 180c. Giảm đáng kể chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đặc biệt là hệ thống điều hòa nhiệt độ trong nuôi trồng nấm hương ở điểu kiện khí hậu Đồng Nai.

Nội dung 2: Thử độc tính và xác định thành phần dinh dưỡng, dược liệu và giá trị  nấm.

Đã tiến hành thử độc tính sơ cấp và độc tính bán trường diễn của nấm, các kết quả nghiên cứu cho thấy nấm không gây độc với các động vật thử nghiệm. Kết quả thử độc tính bán trường diễn bước đầu còn cho thấy, khi cho động vật thí nghiệm ăn nấm với thời gian dài có thể ảnh làm tăng số lượng tế bào miễn dịch đặc biệt Lympho và phần trăm tế bào Eosin. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng nấm bạch hương nuôi trồng cao tương đương với các chủng nấm hương thương mại hiện nay. Ngoài ra nấm bạch hương chúng tôi phân tích có hàm lượng polysaccharide, đường khử, đường tự do, triterpenoids và sterol khá cao. Theo như các báo cáo của Maity (2013), Kononenko (1993) và Ren (2018) hàm lượng polysaccharide và tỉ lệ đường đơn trong nấm hương lần lượt là 200mg/450g và 5.72-36.7%. Kết quả cho thấy hàm lượng polysaccharide và tỷ lệ đường đơn trong nấm bạch hương chủng Cát tiên có hàm lượng cao hơn trong nghiên cứu của hai tác giả trên.

Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi trồng thử nghiệm.         

Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng mô hình nuôi trồng thử nghiệm ở Vườn quốc gia Cát Tiên, hiện chủng nấm hương Cát Tiên đang được nuôi trồng thương mại với quy mô nhỏ ở Vườn quốc gia Cát Tiên từ 2000 đến 5000 bịch nấm, bước đầu cho những kết quả khả quan.

6. Thời gian thực hiện dự án: 18 tháng; từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2020

7. Kinh phí thực hiện: 

- Tổng kinh phí: 955.908.000đ

-NSNN hỗ trợ: 707.708.000đ


Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.