Rối loạn tiêu hóa
Theo
Boldsky, rất nhiều người không dụng nạp được lactose, nghĩa là cơ thể của họ
không thể phá vỡ lactose hoặc loại đường chính trong sữa. Điều này có thể dẫn đến
tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Các triệu chứng này có thể
khác nhau ở mỗi người nhưng nếu bạn không dung nạp được lactose, tốt hơn là cắt
giảm lượng sữa tiêu thụ.
Nếu bạn
đang tiêu thụ loại sữa giàu chất béo, cơ thể có thể thêm nhiều calo dư thừa từ
chế độ ăn hàng ngày, sẽ gây tăng cân. Trong khi, sữa nguyên kem có chứa 149
calo mỗi cốc, sữa tách béo (sữa gầy) chỉ có 90 calo. Vì vậy, nếu thích uống sữa
nhưng không muốn tăng cân, bạn có thể chuyển sang uống sữa gầy thay vì sữa béo
để hạn chế lượng calo tiêu thụ.
Gây dị ứng
Theo
Live Strong, dị ứng cũng là triệu chứng phổ biến khi bạn uống quá nhiều sữa.
Các triệu chứng dị ứng bao gồm ho, đau bụng, nôn mửa bắt đầu xuất hiện sau vài
phút hoặc vài giờ uống sữa, tùy thuộc cơ địa mỗi người. Trong một số trường hợp,
dị ứng sữa có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng con người.
Gây hại xương
Sữa là
thực phẩm giúp xương chắc khỏe nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống sữa quá
nhiều lại làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ.
Cản trở quá trình hấp thụ sắt
Uống sữa
quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt và làm giảm hiệu quả của
các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở trẻ
em vì nó có thể làm cho trẻ thiếu sắt và thiếu máu. Vì vậy, các nhà khoa học
thường khuyến cáo trẻ sơ sinh và dưới một tuổi không nên tiêu thụ sữa bò, trẻ
dưới 5 tuổi không nên uống nhiều hơn 236 ml sữa một ngày.
Sưu tầm