Khi
lòng ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ gây viêm, sưng và nhiễm trùng. Viêm ruột thừa ở
trẻ tiến triển rất nhanh, có thể hoại tử, vỡ ra, gây khó khăn cho việc điều trị
và dễ có biến chứng như viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cách
nào nhận biết sớm về bệnh viêm ruột thừa ở trẻ giúp cho việc điều trị đúng và
kịp thời?
Biểu hiện của viêm
ruột thừa
Điển
hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải. Chứng đau của viêm ruột
thừa thường bắt đầu vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Bệnh viêm
ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Vì trẻ còn
nhỏ nên khi kể bệnh, trẻ không miêu tả rõ vị trí đau, thậm chí sờ bụng chỗ nào
trẻ cũng kêu đau nên các bậc cha mẹ rất dễ nhầm với các bệnh lý đau bụng khác.
Tuy
nhiên, điều cần chú ý khi trẻ bị viêm ruột thừa thường có triệu chứng môi khô,
rêu lưỡi trắng, nhợt, hơi thở hôi, biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng. Trẻ
sốt nhẹ, khoảng 38-38,5 độ C, cũng có khi trẻ không sốt, chỉ khi đoạn ruột thừa
viêm bị vỡ mới sốt cao. Trẻ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng
do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn và nôn, đại tiện lỏng…
Biến chứng nguy
hiểm của viêm ruột thừa
Viêm
ruột thừa là một bệnh lý ngoại khoa khá phổ biến. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở
trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa. Trong đó, có những
trường hợp viêm ruột thừa cấp, nếu cho trẻ đi khám sớm, mổ trước 6 giờ khi chưa
có biến chứng, mổ xong trẻ hồi phục rất nhanh; nhưng cũng có những trường hợp
trẻ đau bụng (viêm ruột thừa), gia đình lại tự động điều trị, cho uống kháng
sinh và thuốc giảm đau.
Bệnh
không khỏi mới đưa trẻ đến bệnh viện, ruột thừa đã bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn
tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây tắc ruột, gây nhiễm
khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan trong cơ thể nguy hiểm đến tính
mạng. Do đó, khi chưa xác định được nguyên nhân đau bụng, các bậc cha mẹ nên
đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Điều trị viêm ruột
thừa
Phẫu
thuật cắt bỏ ruột thừa là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh
viêm ruột thừa. Phương pháp phẫu thuật truyền thống: Mổ mở với một đường rạch
nhỏ ở phần dưới của ổ bụng bên phải và qua đó ruột thừa được loại bỏ. Gần đây,
phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều
trị bệnh viêm ruột thừa với ưu điểm là quan sát được toàn thể ổ bụng, giảm đau
sau mổ, thời gian hồi phục sớm.
Nếu
ruột thừa viêm không bị vỡ tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân thường được xuất
viện trong vòng 1-2 ngày. Nếu ruột thừa bị vỡ, thời gian nằm ở bệnh viện có thể
từ 4 đến 7 ngày, tùy vào mức độ của bệnh và thể lực của trẻ. Nếu là viêm ruột
thừa cấp (mới chớm viêm), viêm ruột thừa chưa vỡ, khả năng biến chứng sau mổ
rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa, nguy cơ biến
chứng tắc ruột sau mổ là rất cao.
Sưu tầm