1. Công nghiệp
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt tốc
độ tăng bình quân 9-10%/năm. Đồng thời, đẩy mạnh việc phát triển các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động.
Thực hiện tốt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn. Tăng
cường mối quan hệ liên kết với các vùng để tạo nguồn nguyên liệu, tạo động lực
cho các ngành công nghiệp phát triển; trong đó chú trọng các ngành công nghiệp
sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ ít gây ô nhiễm môi trường, các ngành
công nghiệp chế biến phục vụ cho nông,lâm nghiệp. Phát triển các ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là chế biến sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho việc
cơ cấu lại cây trồng, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa gắn
với khoa học kỹ thuật cao.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề
nông thôn nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy
kinh tế nông thôn phát triển.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các
chính sách ưu đãi hiện hành, chia sẻ thông tin, đơn giản hóa trong giải quyết
các thủ tục hành chính, tạo kênh thông tin thuận lợi để tiếp xúc với các doanh
nghiệp trên địa bàn lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn…, nhằm đảm bảo doanh nghiệp duy trì sản xuất và
phát triển ổn định.
2. Sản xuất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và bền vững; coi trọng chất lượng và xây dựng
thương hiệu sản phẩm, từng bước hình thành chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Phấn
đấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân (giá so sánh
2010) 7 - 8%/năm; Phấn đấu giá trị sản phẩm bình quân trên ha đất nông nghiệp đến
năm 2025 đạt 220 triệu đồng/ha.
3. Thương mại - dịch vụ
Phấn đấu giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân từ 7-8%/năm. Chú trọng phát triển các loại hình thương mại phục
vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, dịch vụ vệ sinh môi trường.
Phát triển thương mại - dịch vụ nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng, hưởng thụ của nhân dân. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế tham gia phát triển nhanh các ngành dịch vụ trên địa bàn; chú trọng
việc phát triển và mở rộng các hoạt động thương mại - dịch vụ như vận tải, vật
tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y, bưu điện, văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tổ chức rà soát, sắp xếp hợp lý các khu vực, các ngành hàng kinh
doanh trên địa bàn xã; quan tâm quy hoạch mạng lưới kinh doanh các ngành thu
mua nông sản, vật tư nông nghiệp, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm mở rộng
và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản và vật nuôi. Tăng cường quản lý nhà
nước đối với các hoạt động thương mại dịch vụ, làm lành mạnh hóa thị trường.