Hiện
nay trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em ở Việt Nam nói riêng tỉ lệ trẻ bị
tai nạn thương tích có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường
cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, số trẻ
em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp/năm chiếm tỷ lệ 35,5%.
Ngoài ra, nhiều trẻ em bị chấn thương phải điều trị tại bệnh viện và thường để
lại hậu quả lâu dài về sức khỏe, tâm lý, thậm chí là khuyết tật suốt đời.
Các
nguyên nhân thương tích thường gặp đối với học sinh là tai nạn giao thông, té
ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn
đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực hoặc do tiếp xúc với các vật nổ như pháo và bao gồm
cả trường hợp thương tích do hành động tự tử gây ra.
Biện
pháp phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học
Phòng
ngừa tai nạn giao thông: Tại khu vực trường học cần phải có biển báo trường học
cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học. Trong giờ học, giờ
giải lao phải đóng cổng trường, giám sát việc ra vào của học sinh khi đến trường
để đảm bảo an toàn. Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về luật giao thông, thực hiện các quy định an toàn giao thông và bảo an
toàn khi tham gia giao thông. Tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm đảm bảo an
toàn giao thông cho phụ huynh, đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn giao thông,
không chạy xe máy trong sân trường, đảm bảo an toàn khi đưa, đón các em học
sinh.
Phòng
ngừa té ngã: Thường xuyên kiểm tra các trang bị tại trường học như: bàn ghế, bảng
viết, mặt sân, cầu thang… khi phát hiện có hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho học
sinh cần được sửa chữa hoặc thay thế. Nhà trường cần đảm bảo an toàn, chắc chắn
đối với dụng cụ phục vụ cho việc dạy và học các môn thể dục, thể thao. Hướng dẫn
cho học sinh không đến gần những nơi không an toàn, vui chơi đúng khu vực quy định
theo sự hướng dẫn của nhà trường.
Phòng
ngừa bạo lực, đánh nhau trong trường học: Tăng cường giáo dục nâng cao kiến thức
và nâng cao ý thức cho các em học sinh tránh việc đùa giỡn quá mức, xô đẩy,
đánh nhau trong khuôn viên nhà trường. Quy định và giám sát chặc chẽ nhằm đảm bảo
học sinh không mang theo các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su…
khi đến trường. Thầy, cô thường xuyên theo dõi, giám sát, giáo dục cho các em học
sinh nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động vui
chơi và học tập.
Phòng
ngừa điện giật, sự cố do điện: Hệ thống điện trong lớp phải an toàn, không để
dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao. Nhà trường thường xuyên kiểm tra các đồ
dùng, thiết bị sử dụng điện để đảm bảo an toàn.
Phòng
ngừa ngộ độc thức ăn: Hướng dẫn cho các em học sinh về không tham gia mua bán
quà bánh hay ăn hàng rong xung quanh cổng trường. Thực phẩm do thức ăn nhà bếp,
nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán
thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp.
Phòng
ngừa đuối nước: Tạo điều kiện cho các em học sinh rèn luyện thể lực, học bơi và
biết bơi theo quy định. Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho các
em học sinh khi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn. Trang bị kiến thức về an
toàn đường thủy: khi di chuyển bằng các phương tiện tàu, thuyền… phải mặc áo
phao bảo hộ. Giếng, bể nước trong khuôn viên trường học phải có nắp đậy an
toàn. Trong trường hợp có xảy ra lũ lụt, học sinh đi học qua sông, suối phải có
người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.
Ảnh: Tờ rơi tuyên truyền
Xã Xuân Thành