Xuân Lộc - xã Xuân Hòa : noi-dung-tin Xuân Lộc - xã Xuân Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Chăm sóc vườn cam quýt trong mùa mưa Cập nhật08-07-2016 10:16
Hiện nay, xã Xuân Hòa đã chuyển các loại cây trồng như điều sang cam quýt, kinh nghiệm chăm sóc cây trái có múi đối với bà con là không nhiều, nên cần học hỏi thêm và cách chăm sóc vườn cam quýt trong mùa mưa là việc được quan tâm hiện nay.

​ Việc 6 tháng đầu năm có hơn 2000 cây cam quýt của bà con trồng xen bị chết cho thiếu nước và mùa mưa cây đã có nước để phát triển hơn nhưng cũng vì thế bà con cần phải biết cách chăm sóc để giữ năng xuất, tránh ngập úng, đổ ngã, nấm và dịch hại đối với cây.

Là mùa đậu trái, những cành cây bắt đầu trĩu nặng, và gió nam hoạt động mạnh, cây có nguy cơ đỗ ngã, gãy nhánh, bà con nên chống cành giữ cho cây đứng vững hơn trước gió.

IMG_6020.JPG 
 Chống đỡ cành
 

Bên cạnh đó, để tránh ngập úng, bà con nên nâng liếp đất, đào rãnh sâu khoảng 5-6 tất giữa hai hàng cây. Tuy nhiên, việc đào rãnh sâu này là tránh ngập úng cho vườn cây đất thấp, gần sông suối. Thường rễ cây phát triển sâu khoảng 1 thước, do đó đào rãnh sâu sẽ giúp đất thoát nước, thông thoát rễ, giúp rễ nhận oxi dễ hơn. Ngoài ra để không bị mất lớp đất bề mặc, bà con nên trồng cỏ vườn, nên chọn loại cỏ dễ phát hoang, rễ cạn, cỏ còn giúp chuyển oxi vào đất, ví dụ như cỏ rau trai, cỏ lan tây, cỏ xả, cỏ voi để phục vụ cho việc hỗ trợ nguồn thức ăn chăn nuôi.

Đối với việc bón phân cho cây, bà con nên lưu ý không bón vào thời gian mua dầm, vì thiếu không khí để thở, rễ sẽ có xu hướng phát triển lên trên, nếu gặp phân có lượng muối như ure, v v sẽ làm hư rể cây, nên bón lúc khô ráo. Để cung cấp dinh dưỡng, bà con có thể bón phân hoa lá nhưng mùa mưa thì dễ tạo nấm bệnh nên bà con lưu ý sử dụng đất phun mịn, để hạn chế lượng thất thoát nên phun vào lúc ít gió, thời gian vào buổi chiều và phun trên lá non vì lớp bảo vệ trên lá non rất mỏng dễ ngấm dinh dưỡng hơn.

Về bệnh hại đối với cây trái có múi vào mùa mưa thông thường là bệnh ghẻ, bệnh rong xanh và bệnh nấm làm rễ thối.

cambighe.jpg 
 Biểu hiện bệnh ghẻ ở cam quýt 

- Đối với bệnh ghẻ loét, bà con nên dùng 1 trong các loại thuốc kassuran, kasumi, avalon để phun lên cây, cách 7 đến 10 ngày phun 1 lần.

- Đối với bệnh rong xanh, bà con nên làm sạch vườn, tạo độ thông thoáng, phòng bệnh bà con nên quét vôi gốc cây 2 lần trong năm vào khoảng thời gian trước và sau mùa mưa. Nếu cây đã có bệnh rong xanh thì nên phun chlorine calal phun lên gốc với nồng độ 1% nếu rong ở gốc thân và phun lên trái với nồng độ 0,2-0,5% nếu rong tạo ở trái. 

1046468_99351.jpg 
 Bệnh nấm làm rễ thối 

- Đối với bệnh nấm làm rễ thối thì bà con nên xem các dấu hiệu để có phương pháp điều trị khác nhau. Biểu hiện của bệnh này là cây có lá vàng, dễ rơi rụng. Chọn nhánh lá vàng nhất đối chiếu xuống phần rể, đào rễ khu vực đó lên, bà con sẽ thấy vỏ rễ bị bong tróc, ruột rễ có màu nâu. Bà con nên đào cắt rể bệnh, lớp đất đào cần trộn với vôi để trừ sự lây lan. Đối với bệnh nhẹ, bà con dùng appencarb, carban hay berosal tưới lên gốc 10 - 15 ngày/1 lần với nồng độ 10-40cc/lít, nếu cây bệnh nặng thì và con dùng rldomll hoặc metaxyl. Ngoài ra bà con có thể dùng sản phẩm sinh học để hạn chế nấm hại rễ, bằng cách rải vôi trên đất khoảng 20 ngày trước khi bón phân, sau khi bón phân thì rải lên lớp sản phẩm sinh học. Sản phẩm sinh học này phát triển một loại nấm khác phòng trự được nấm hại rễ.

Đây là kinh nghiệm chăm sóc đối với cây cam quýt nói riêng và cây trái có múi nói chung theo phim tài liệu được cung cấp bởi Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Đồng Nai. Điểm TT KHCN xã thông tin đến bà con, mong là có thể giúp ích và đảm bảo năng suất cao cho cây trồng.

Như Thương

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.