Xuân Lộc - xã Xuân Hòa : noi-dung-tin Xuân Lộc - xã Xuân Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Lợi ích của kiến vàng đối với vườn cam quýt Cập nhật07-05-2016 07:30
Từ xa xưa, con người đã biết dùng kiến vàng để xua đuổi sâu bọ, phòng bệnh cho các cây ăn trái ví dụ như ở cây mận nhưng vì sao lại như vậy và cách để dùng biện pháp này như thế nào thì đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những kết quả đúc kết vô cùng có ích cho bà con nhất là đối với bà con trồng cây cam quýt.

​      Vườn cam quýt xã Xuân Hòa có khoảng 18ha, nhưng không phải người nhà nông nào cũng nhớ đến biện pháp này, nay điểm Khoa Học và Công Nghệ muốn tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đó để tuyên truyền đến bà con từ phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc - chuyên ngành sinh học thuộc trường Đại học Cần Thơ cùng nhóm cộng tác viên.

Do kiến vàng sống theo quần thể và hoạt động săn mồi thường xuyên nên kiến vàng có thể khống chế nhiều loại gây hại cho cây trồng và được xem là phòng trị sinh học rất hiệu quả.

Kiến vàng có thể xua đuổi kiến hôi, một loại kiến làm chai sượn trái cam quýt, không chỉ vậy, kiến vàng còn làm cho vỏ trái đẹp hơn, bóng hơn, mọng hơn và ngọt hơn so với vườn trái cây không có kiến vàng.

Theo lời Phó giáo sư Nguyễn Thị Thu Cúc thì có vài ý chủ yếu như sau:

- Kiến vàng làm cải thiện chất lượng trái cam quýt.

- Kiến vàng khống chế sự thâm nhập của kiến hôi và các loại dịch hại khác như bò xít, các loại sâu ăn lá, các loại sâu đục vỏ trái và các loại sâu đục cành.

Vì kiến vàng có 3 cơ chế đặc biệt sau:

+ Kiến vàng cần săn mồi tìm thức ăn để phát triển quần thể.

+ Tính hiếu chiến của kiến vàng, nếu tổ bị quấy động là kiến sẵn sàng tấn công con mồi theo tập thể nên sinh vật bị tất công đó khó mà thoát chết được.

+ Kiến vàng hiếu động, có thể hoạt động 24/24 giờ trong một ngày, thường đi qua đi lại nên xua đuổi được dịch hại.

- Các loại dịch hại trầm trọng ở trên cam quýt như là nhện, bồ lạch thì kiến vàng vẫn có thể khống chế; không chỉ vậy bệnh Khi-nin chỉ xuất hiện trầm trọng trên những vườn cam quýt không có kiến vàng; có kiến vàng bệnh Khi-nin này xảy ra rất là thấp, cam quýt bị nhiễm bệnh này không đáng kể.

Ở miền Nam, kiến vàng hoạt động suốt năm hai mùa mưa nắng, một đàn có thể hàng trăm ngàn con sống trong nhiều tổ và trên nhiều cây trồng, phân bố khắp trong khu vườn rộng hàng ngàn mét vuông.
kiến vàng.jpg
Tổ kiến vàng
Vậy làm thế nào để sử dụng nguồn kiến vàng? Chúng ta cần phải nhữ kiến vàng ở vườn hàng xóm hay tổ kiến vàng từ các vườn khác đưa về vườn mình. Thời điểm tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 trong năm, chọn những tổ có kích thước 20cm trở lên mà tổ lớp lá bên ngoài còn xanh. Để kiểm tra mật độ kiến trong tổ, chỉ cần động đến tổ kiến thì kiến sẽ tràn ra ngoài tổ và khoảng 5 phút sau kiến sẽ trở về tổ. Khi cắt tổ kiến di chuyển về vườn mình thì nên làm vào buổi chiều vì giờ này kiến hoạt động chậm hơn. Ngoài ra, chủ vườn cần phải đưa kiến hôi đi (nếu có) trước khi đưa kiến vàng về bằng ống tre bắt ngang nhành cây, kiến hôi sẽ chui vào ống tre và chủ vườn sẽ đưa đi nơi khác.

Khi mới đưa tổ kiến vàng về vườn, nên cho nó vài loại thức ăn như ruột gà, cá v v để nuôi tổ ban đầu nhưng không nên cung cấp thức ăn quá nhiều để kiến vàng phát huy việc đi khắp nơi để săn mồi.

Vậy là không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, kiến vàng có thể mang nhiều lợi ích đến vườn cam quýt và nhà nông nhàn hơn đúng không!

 

Tóm tắt từ chương trình tạp chí nông nghiệp - Như Thương
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.