Xuân Lộc - xã Xuân Bắc : Tổng quan KTXH Xuân Lộc - xã Xuân Bắc
chào mừng quý vị đến với website xã xuân bắc huyện xuân lộc
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tổng quan KTXH

 
New Page 2

I.                  Tổng quan KTXH

1

Vị trí địa lý so với trung tâm huyện

-  Xã Xuân Bắc  so với trung tâm huyện Xuân Lộc nằm ở phía Bắc của trung tâm  huyện 24 km. So với thành phố Biên Hòa 75 km, xã có tuyến tỉnh lộ 763 tổng chiều dài tuyến đường 8 km.

 

Diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên toàn xã là  6117 ha, trong đó diện tích đất canh tác chiếm 6117 ha

 

Giáp ranh phía Bắc

Phía Bắc giáp với xã Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

 

Giáp ranh phía Nam

Phía Nam giáp xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

 

Giáp ranh phía Tây

Phía Tây giáp xã Bảo Quang, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

 

Giáp ranh phía Đông

Phía đông giáp xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

2

Đơn vị hành chính

Đại bàn hành chính xã Xuân Bắc được chia thành 12 ấp gồm: ấp 1, ấp 2A, ấp 3A, ấp 3B , ấp 4A , ấp 4B , ấp 5 , ấp 6 , ấp 7, ấp 8 , ấp Bầu Cối. Xã có 8km đường tỉnh lộ 763 đi ngang qua trung tâm, xung quanh giáp ranh với 3 huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội  và quốc phòng an ninh..

3

Địa hình

Địa hình xã Xuân Bắc tương đối bằng phẳng, 93% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 80 , Xã có dạng địa hình: tương đối bằng phẳng, 98% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8%. Hiện đang trồng cây ăn quả, lúa, mía và cây màu. Địa hình thấp dần từ hướng Tây Bắc đến Đông Nam và thấp dần théo hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam. Tài nguyên đất quá phong phú, có 04 loại đất chính gồm: đất xám vàng có diện tích 190 ha, chiếm 2,2% diện tích đất tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở phía Tây và phía Bắc của xã, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, khả năng giữ nước kém, được hình thành trên 2 mẫu đất chính là đá Granit và đá phiến, nhóm đất đỏ có diện tích 153 ha, chiếm 1,8% diện tích đất tự nhiên, phân bố trên địa hình tương đối dốc, đất có kết cấu tơi xốp, độ phì cao, thoát nước tốt, thích hợp cho trồng cây nông nghiệp lâu năm, tiêu, cây ăn quả; nhóm đất xám có diện tích 8.248, chiếm 94,5% diện tích đất tự nhiên, phân bố đều trên địa bàn xã, phân lớn có độ dốc thấp, đất hình thành từ đá mẹ hoặc đá mẫu chất có thành phần cơ giới nhẹ, phân bố ở địa hình thấp, loại hình này có độ phì nhiêu kém lại phân bố ở khu vực có khí hậu bán khô cạn, nguồn nước mặt khó khăn nên mức độ thích nghi với cây trồng thấp.

4

Khí hậu, thời tiết và thủy văn

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm với 2 mùa

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Nhiệt độ trung bình 25,4 độ nắng nhiều (trung bình 5,7- 6 giờ/ngày)

Lượng mưa đạt 956 - 2.139 mm/năm

Độ ẩm 75 đến 85%

Nhiệt độ trung bình 27 - 28 độ C

Nhiệt độ cao nhất 37,6 độ C

Nhiệt độ thấp nhất 21,5 độ C

5

Lịch sử văn hóa

Xã Xuân Bắc được thành lập  năm 1987, địa giới hành chính được chia thành 12 ấp theo đơn vị quản lý hành chính. Toàn xã có 6 dân tộc anh em từ khắp mọi miền của đất nước về đây sinh sống và lập nghiệp. Kinh: 96,2%, Hoa: 1,8%, Satieng: 1%, Châu ro, Khơ me: 2%

6

Dân số

Tổng số dân: 21762 người

Số hộ gia đình: 4806hộ  gia đình

Tôn giáo: gồm 4 tôn giáo: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài. Trong đó: Phật giáo gồm: 02 Niệm phật Đường Quảng Phước tại ấp Bầu Cối, Công Giáo gồm: 01 Giáo Xứ Xuân Bắc tại ấp 3A, 01 Dòng Tư Vinh Sơn, một Giáo Xứ ấp. Công Giáo có 1.950 hộ, Tin Lành có 13 hộ, Cao Đài 09 hộ, Phật Giáo 752 phật tử.