Thị trấn Dầu Giây : Nội dung - Nông thôn mới Thị trấn Dầu Giây

​Website của Ủy ban nhân dân Thị trấn Dầu Giây, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Nông dân huyện Thống Nhất: Áp dụng men vi sinh IMO trong sản xuất nông nghiệp Cập nhật21-12-2021 02:19
Sản xuất hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới. Không đứng ngoài cuộc, ngành nông nghiệp Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, xem đây là hướng đi bền vững góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất... tiến tới đưa nông sản nước ta chiếm lĩnh những thị trường lớn, giàu tiềm năng.

Tại Đồng Nai, tuy mô hình này áp dụng chưa phổ biến, song những chuyển biến về nhận thức của người nông dân đã thay đổi rõ rệt. Ngày càng có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ xuất hiện trên cộng đồng.

Sau khi thăm quan các mô hình sản xuất sử dụng men vi sinh IMO trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thống Nhất đã triển khai thí điểm 12 mô hình sản xuất theo hướng này trên các loại cây trồng như: bưởi, xoài, chôm chôm và loại rau ăn lá trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Hữu Tài, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thống Nhất, cho biết từ những mô hình điểm mà Trung tâm triển khai, đến nay, sự chuyển biến về nhận thức của người dân về sản xuất hữu cơ đã thay đổi rõ rệt, không chỉ ở những hộ tham gia thí điểm mô hình mà cả ở những nông hộ khác trên địa bàn.

Công thức tạo men vi sinh IMO bao gồm: nước men giống, cám gạo, đường nâu, nước sạch. Tất cả nguyên liệu trộn đều, ủ trong thùng nhựa có nắp đậy, mỗi ngày mở nắp khuấy 1 lần, sau 7 ngày có thể sử dụng. Tùy theo mục đích của người dùng, từ men này có thể dùng ủ phân bón vi sinh hoặc chế tạo thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. Bà con nông dân cũng có thể sử dụng tỏi, ớt, dầu…. cùng các chế phẩm sinh học khác để phòng trừ khi vườn xuất hiện sâu hại.

Theo Thạc sỹ Trần Thị Trúc Hà, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thống Nhất, việc áp dụng men vi sinh IMO vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân giảm chi phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà hơn hết, nó còn giúp bảo vệ sức khỏe của cả người sản xuất lẫn người sử dụng. Về phương diện môi trường, các phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp được tận dụng hết, giảm phát thải; môi trường đất, nước ít bị tác động; giảm ô nhiễm môi trường không khí ở vùng trồng trọt và cư dân sinh sống gần kề

Mô hình dùng men vi sinh IMO để xử lý mùi hôi chất thải, sản xuất phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh đã và đang được triển khai nhân rộng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thống Nhất. Đây được đánh giá là mô hình mới, khá hiệu quả trong xử lý mùi hôi và chế tạo phân bón. Trong số 12 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, có 10 mô hình áp dụng trên cây ăn quả và 2 mô hình áp dụng trên rau ăn lá. Việc xây dựng mô hình này nhằm mục tiêu hướng người nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ sức khỏe của chính bà con nông dân, người trực tiếp sản xuất.

Lê Khôi

 

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.