New Page 1
I. NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
1. Trồng trọt:
Tập trung cho
nâng cao trình độ sản xuất theo hướng CNH, HĐH, chú trọng mở rộng diện tích tưới
kết hợp bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa bàn
và ứng dụng rộng rãi công nghệ tưới tiết kiệm. Ứng dụng kịp thời giống mới gắn
với ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mà đặc biệt là ứng dụng có chọn lọc kỹ
thuật cao để tạo hiệu quả vượt trội, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động áp
dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của từng thị trường, nâng
cao hiệu quả sản xuất và thu nhập.
Tiếp tục phát
triển các cây trồng chính đã khẳng định lợi thế và vị trí khá vững chắc ở Tân An
như lúa - bắp, rau kết hợp với phát triển các loại cây khác như loại đậu đỗ,
mía, các loại cây ăn quả bưởi, cam quít, sầu riêng… phục vụ nhu cầu nội vùng.
Dự kiến diện
tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm đến năm 2020
trên địa bàn
xã Tân An
Số
TT |
Chỉ tiêu |
Đ.vị
tính |
Quy hoạch
năm 2020 |
1 |
Lúa cả năm - D.tích |
Ha |
1.358 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
60 |
|
- S.lượng |
Tấn |
8.148 |
2 |
Rau các loại - D.tích |
Ha |
200 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
150 |
|
- S.lượng |
Tấn |
4.500 |
3 |
Đậu các loại - D.tích |
Ha |
50 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
20 |
|
- S.lượng |
Tấn |
100 |
4 |
Mì - D.tích |
Ha |
100 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
280 |
|
- S.lượng |
Tấn |
2.800 |
5 |
Bắp - D.tích |
Ha |
150 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
85 |
|
- S.lượng |
Tấn |
1.275 |
6 |
Mía - D.tích |
Ha |
7 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
800 |
|
- S.lượng |
Tấn |
560 |
Dự kiến diện
tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp lâu năm đến năm 2020
trên địa bàn xã
Tân An:
Số |
Chỉ tiêu |
Đ.vị |
Quy hoạch
năm 2020 |
TT |
tính |
1 |
Cây cao su - D.tích |
Ha |
100 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
18 |
|
- S.lượng |
Tấn |
180 |
2 |
Cây tiêu - D.tích |
Ha |
10 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
10 |
|
- S.lượng |
Tấn |
10 |
Dự kiến diện
tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả đến năm 2020
trên địa bàn
xã Tân An:
Số
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị
tính |
Quy hoạch
năm 2020 |
1 |
Bưởi - D.tích |
Ha |
190 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
180 |
|
- S.lượng |
Tấn |
3.230 |
2 |
Cam,
quýt - D.tích |
Ha |
40 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
200 |
|
- S.lượng |
Tấn |
800 |
3 |
Sầu
riêng - D.tích |
Ha |
11 |
|
- N.suất |
Tạ/ha |
150 |
|
- S.lượng |
Tấn |
165 |
Giải pháp
phát triển ngành trồng trọt:
- Tổ chức lại
sản xuất bằng các giải pháp tăng cường phát triển kinh tế hợp tác xã, tổ hợp
tác, tiến tới hình thành các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp để tăng
quy mô sản xuất, tạo sản phẩm hàng hoá lớn, chất lượng đồng đều, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh liên kết 4 nhà, trong đó đặc
biệt chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người sản xuất với các doanh
nghiệp thu mua và chế biến nông sản.
- Ưu tiên đầu
tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là cho thủy
lợi để đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động cho sản xuất các loại cây trồng chính
cần nước tưới như lúa, bắp, rau, cây ăn quả đặc sản, và lâu dài là tạo nguồn cho
cấp nước sinh hoạt và phát triển chăn nuôi tập trung.
2. Chăn nuôi:
Tiếp tục phát
triển mạnh chăn nuôi với 2 loại vật nuôi là heo và gà theo hướng trang trại chăn
nuôi sạch, phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Khẩn trương di dời các
trang trại gần dân cư vào khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi. Coi trọng
công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý chất thải.
Trên cơ sở
các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đã được quy hoạch, tăng
cường xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi.
Quy mô phát
triển: Phát triển các loại vật nuôi khác như vịt, dê, cừu, ong, các loại gia cầm
khác. Tuy quy mô không lớn nhưng sẽ được tạo điều kiện để phát triển theo hướng
tập trung công nghiệp, làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch để không nguy hại cho
các loại vật nuôi khác.
Giải pháp
phát triển ngành chăn nuôi
- Khuyến
khích các trang trại ứng dụng công nghệ chuồng kín và xử lý chất thải đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Tổ chức tốt khâu tiêu thụ để từng bước khắc phục
tình trạng người dân bị ép giá kể cả về thức ăn và bán sản phẩm.
- Thực hiện
tốt các chính sách hỗ trợ di dời các trang trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch
khuyến khích phát triển chăn nuôi đã được tỉnh ban hành để giúp các trang trại
di dời theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.
- Các cơ sở
chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý về môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ
môi trường theo hướng dẫn và quy định của cơ quan quản lý chức năng về môi
trường.
3. Dịch vụ
nông nghiệp:
- Xúc tiến
hình thành liên kết các chuỗi sản xuất sản phẩm hàng hoá từ cung ứng dịch vụ -
sản xuất - thu mua - tiêu thụ sản phẩm, thông qua vai trò trung tâm là các HTX,
tổ hợp tác.
- Thường
xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y đúng cách, đúng bệnh và đúng liều lượng để hướng đến phát triển bền
vững.
4. Quy hoạch
sản xuất lâm nghiệp:
- Bảo vệ và
phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thực hiện hiệu quả
chức năng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước.
- Đẩy mạnh
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng mới, bảo vệ và chăm sóc rừng nhằm tăng
trữ lượng và hiệu quả khai thác, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
bột giấy và sản xuất đồ gỗ, tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn, góp phần
bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan.
- Trong những
năm đến, chuyển một phần lớn diện tích đất rừng tràm sang trồng cây ăn quả ở
những khu vực có điều kiện thích hợp. Theo đó, diện tích đất lâm nghiệp đến năm
2020 trên địa bàn xã là 391ha. Diện tích rừng còn lại chủ yếu là đất rừng tràm,
tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy.
5. Quy hoạch
sản xuất thủy sản:
- Định hướng
phát triển trong những năm đến là phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở khai
thác diện tích mặt nước ao, hồ hiện có. Bên cạnh đó, cải tạo và phát triển thêm
diện tích nuôi trồng ở những khu vực lung trũng, có điều kiện phát triển để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất. Chuyển đổi đất lúa ngập úng, sản xuất không ổn định
sang phát triển nuôi trồng thủy sản. Chuyển đổi một số khu vực sang nuôi trồng
thủy sản, cụ thể: vùng đồng Ông Tạ và bàu Điên Điển, mở rộng vùng NTTS cặp kênh
N3.
- Tập trung
phát triển các giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện phát
triển nuôi trồng ở xã như: cá rô phi, cá điêu hồng... và các loài cá nước ngọt
truyền thống khác.
Giải pháp về
thị trường tiêu thụ:
Để giúp người
sản xuất tiêu thụ tốt nông sản, cần tập trung làm tốt các vấn đề sau:
- Tiếp tục
lựa chọn các sản phẩm chủ lực để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và tổ chức quảng bá rộng rãi các
sản phẩm này ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Kết nối
nơi tiêu thụ với các vùng sản xuất thông qua hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản
phẩm.
- Khuyến
khích thành lập các hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
- Nâng cao
chất lượng sản phẩm gắn với tiêu chuẩn hoá chất lượng và xây dựng thương hiệu
cho các nông sản chủ lực trên địa bàn, tạo uy tín lâu dài cho sản phẩm trên thị
trường tiêu thụ.
II. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH
Phấn đấu xây
dựng chợ ấp Bình Trung đạt danh hiệu chợ văn hóa trong năm 2018 tiến đến xây
dựng mô hình chợ văn minh, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Xây dựng phong
cách kinh doanh văn minh thương nghiệp, đảm bảo việc cung ứng và tiêu thụ các
sản phẩm địa phương.