Xuân Lộc - xã Bảo Hòa : Tổng quan KTXH Xuân Lộc - Bảo Hòa
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tổng quan KTXH

 
New Page 1


1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Xã Bảo Hòa nằm cách trung tâm huyện Xuân Lộc 14km, có tổng diện tích 1781,19 ha. Diện tích đất tự nhiên 1781,19 ha

+ Phía Bắc giáp xã Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Nam giáp xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Tây giáp xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai;

+ Phía Đông giáp xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

 

2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Xã Bảo Hòa được chia thành 4 ấp: ấp Chiến Thắng, ấp Hòa Hợp, ấp Hòa Bình và ấp Bưng Cần.

 

3. ĐỊA HÌNH

Xã Bảo Hòa là xã nông thôn thuộc địa hình thấp và có vài khu vực tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo 2 bên Quốc lộ 1A. Có thể phân chia 3 dạng địa hình chính: đồi núi, thoải dốc và đồng bằng

Địa hình đồi dốc: (độ dốc 80-150): Diện tích 658 ha (chiếm khoảng 36,2% tổng diện tích tự nhiên), cây trồng chủ yếu là cao su, cà phê và cây ăn trái.

Địa hình đồi thoải: (độ dốc 30-80): Diện tích 772 ha (chiếm khoảng 42,6% tổng diện tích tự nhiên), đất đai trên địa hình này có hạn chế là khả năng giữ nước kém và dễ xói mòn vào mùa mưa.

Địa hình đồng bằng: (độ dốc <30): Diện tích 384 ha (chiếm khoảng 21,2% tổng diện tích tự nhiên), phân bố gần nguồn nước mặt, mực nước ngầm nông, nên một số khu vực đất thấp thường bị ngập nước vào các tháng mưa lớn. Hầu hết diện tích hiện đang được sử dụng vào canh tác các cây ngắn ngày như rau, màu, lúa và các cây công nghiệp hàng năm.

 

4. KHÍ HẬU

Bảo Hòa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 25°C đến 35°C, có 2 mùa rõ rệt hàng năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 11 dương lịch và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau.

 

5. LỊCH SỬ VĂN HÓA

Xã Bảo Hòa được tách ra từ xã Xuân Định theo nghị định số 109/1994/NĐ-CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Bảo Hòa có vị trí quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế, một vùng đất quan trọng của huyện Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, nơi đây tiến công có thể đánh, lùi có thể giữ, là hành lang tiếp viện cho Xuân Lộc, vùng căn cứ kháng chiến liên lạc với Bảo Bình, Bảo Chánh, Gia Ray, Bảo Vinh,... Đây là chiến trường tiêu diệt địch lớn với những địa danh mà kẻ địch khi nghe đến hết sức khiếp sợ: Đồi Tre, Căn cứ K8, cây Da, cao điểm 211 (đồi sọ),... Tại Bảo Hòa, địch thiết lập một hệ thống quân sự dày đặc với nhiều đồn, bót, xây dựng lực lượng địa phương tại chỗ như thanh niên chiến đấu, tăng thêm dân vệ, bảo an, kết hợp với tổ chức các hội đồng tề, ráo riết đôn quân, bắt lính, càn quét, đốt phá, tàn sát những người yêu nước, chúng gom quân vào các ấp chiến lược hòng tách rời mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với cách mạng. Tuy nhiên, bao lần Bảo Hòa bị giặc đánh chiếm, tàn phá là bao lần quân, dân ta vùng lên bẻ gãy nhiều trận càn của giặc. Mảnh đất này cũng đã sinh ra đội du kích Bảo Định trong đó phần lớn là con em Bảo Hòa với nhiều chiến công vang dội, cùng biết bao đồng bào, đồng chí đã kiên cường bám trụ chiến đấu để dành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

 

6. DÂN SỐ

Tổng số dân: 13.041 người.

Số hộ gia đình: 2.720 gia đình.

Dân tộc: Toàn xã có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 99,93%, các dân tộc khác chiếm 0,07% gồm Chơro chiếm 0,0053%, Hoa chiếm 0,052%, Tày chiếm 0,0015%, Khơme chiếm 0,005%, Thái chiếm 0,001%.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 63% dân số.

Tôn giáo: Đạo Thiên Chúa giáo 1897 hộ với 8450 khẩu; Phật giáo 100 hộ với 490 khẩu, còn lại thờ cúng tổ tiên, ông bà.