Dự kiến địa phương sẽ
hướng dẫn người dân gieo trồng vụ Đông Xuân 2020-2021 với diện tích 865 ha, gồm các loại cây trồng chủ yếu
như lúa, bắp, mỳ, rau,…trong đó
Mỳ 450 ha; rau 160 ha; Đậu các loại 140 ha; khoai lang 8 ha; Thức ăn gia súc 40 ha; Bắp 40 ha; Đậu phộng 15 ha; cây khác 7 ha; mè 5 ha.
Thực hiện xây dựng và
nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp: Ngay từ đầu năm UBND xã kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
xác định giai đoạn từ nay đến
năm 2025, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh vẫn chiếm vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục phát triển
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tôc độ tăng trưởng
cao, đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó với lợi thế về tiềm
năng và tính chất đấtt đai thích hợp cho những cây trồng lâu năm như cao su, điều,
xoài, thanh long, nhãn,.. UBND xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất canh tác lúa màu kém hiệu quả. Đến nay đã vận động nhân dân chuyển
đổi được một số cây trồng giá trị kinh tế cao như: Nhãn có 43 ha, thanh
long 7 ha, xoài đài loan 8 ha, 11 ha nhãn tập trung chủ yếu ở Tân Hòa và Tân
Hợp; gần 40 ha tiêu, 160 ha rau tập trung ở Tân Hòa, Tân Hữu. Qua đó UBND đã
triển khai cho nhân dân thực hiện các mô hình và nhân rộng các mô hình sản xuất
có hiệu quả, đến nay trên địa bàn đang thực hiện 03 mô hình sản xuất có hiệu
quả như: Mô hình trồng rau của hộ ông Phạm Thiên Đức ấp Tân Hòa, với diện tích
trồng của gia đình ông là 2,5 ha, gồm các loại rau như rau cải, cải dưa, dưa
leo, mỗi năm cho doanh thu từ 1 tỷ - 1,2 tỷ đồng, chi phí sản xuất mô hình từ
600-700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 400-500 triệu đồng/năm;
UBND xã tiếp tục tuyên truyền, vận động
nông dân tham gia vào chuỗi liên kết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hình thành
vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
Ảnh: Mô hình trồng nhãn đem lại hiệu quả kinh tế cao của hộ gia đình ông Phạm Văn Khảm
Mô hình trồng nhãn của các hộ Phạm Văn Thậm, Phạm Văn Khảm,
Dương Pha, Nguyễn Viết Kinh cho hiệu quả kinh tế cao; mỗi năm mô
hình trồng nhãn cho thu hoạch khoảng 15 tấn/ha,
doanh thu từ 220-230 triệu đồng/ha, chi phí 01ha nhãn khoảng 50 triệu đồng, sau
khi trừ chi phí còn lãi từ
170-180 triệu đồng/ha; UBND xã dự kiến tiến hành phối
hợp với UBND xã Xuân Tâm thành lập chuỗi liên kết trên 50 ha cây nhãn, thời gian thực hiện dự kiến trong
quý 1 năm 2021.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của hộ ông Hồ Thanh Sang và ông Đoàn Ngọc Hồng
ấp Tân Hợp với diện tích 04 ha, mỗi
năm thu hoạch từ 7-8 lứa với tổng sản lượng 250 tạ/ha, cho doanh thu từ 190-210
triệu đồng/ha, hiện nay đã nhân rộng thêm 02 ha tại ấp Tân Hợp, Tân Hữu.
Công tác phòng chống
dịch bệnh luôn được địa phương chú trọng, trong năm tiến hành phun xịt tiêu độc
khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được 03 đợt với 180 lít thuốc Povidine 10% và 02
kg thuốc Chloramin T tại trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa xã,
các ấp, các điểm công cộng và khu vực 02 chợ trên địa bàn. Tiến
hành tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm nhỏ lẻ chăn nuôi nông
hộ, tiêm phòng bệnh LMLM, type O, bệnh tụ huyết trùng trên đàm gia cầm. Tiếp
tục tuyên truyền người dân chủ động phòng ngừa bệnh có thể xảy ra, kịp thời chủ
động phòng ngừa ngăn chặn gia súc, gia cầm lây nhiễm mầm bệnh và bộc phát thành
dịch, góp phần phát triển chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi
trường; Tiếp tục hướng dẫn các hộ dân tổ chức phun xịt tiêu độc khử trùng
chuồng trại và hướng dẫn người dân làm hồ sơ để tái đàn.
Cùng với đó UBND xã
đã chủ động phối hợp với Trung tâm dịch
vụ nông nghiệp huyện kiểm tra thăm đồng chỉ dẫn bà con nông dân phòng trừ dịch
bệnh trên cây trồng trong điều kiện thời tiết đang diễn biến phức tạp và để kịp
thời hướng dẫn nông dân phòng trừ các loại sâu bệnh và áp dụng các biện pháp
khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng do mưa trái mùa trên cây trồng, UBND xã đã
tuyên truyền, vận động nông dân tập trung các giải pháp, chủ động chăm sóc
phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng hiệu quả. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, Hội
nông dân xã tổ chức 11 lớp tập huấn hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ dịch
bệnh trên cây điều, cây xoài, cây ăn trái, cây mì, cây bắp và chăm sóc bò, dê
với 335 lượt người tham dự. Phối hợp với Hội nông dân xã tổ chức kiểm tra tình
hình sâu bệnh trên cây hàng năm, cây lâu năm được 05 đợt, qua công tác kiểm tra
trên cây lắp xuất hiện bệnh sâu keo, bọ phấn, bệnh thán thư lá trên cây xoài,
bệnh khảm lá trên cây mỳ, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây trồng.
Xã Xuân Thành