|
Liệu có dư thừa nhà ở xã hội?
|
Cập nhật09-05-2018 09:01
|
(VTC News) – Hàng loạt các dự án nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội, liệu có hay không tình trạng quá tải nguồn cung dẫn đến dư thừa trong 2-3 năm tới?
|
Nhu cầu vẫn lớn hơn nguồn cung
Tại
buổi giao lưu trực tuyến: “Nhà ở xã hội – Cơ hội cho người nghèo” do
báo điện tử VTC News sáng 20/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
cho biết, hiện nay theo điều tra khảo sát của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng
các tỉnh thành phố thì nhu cầu nhà thu nhập thấp là rất lớn.
Ví
dụ, riêng tại các khu vực đô thị đã có khoảng 1.750.000 người có khó
khăn về nhà ở, khoảng 1,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp có nhu cầu
về nhà ở, đặc biệt là ở TP HCM và Hà Nội.
Ở
Hà Nội, theo tổng hợp nhu cầu có khoảng 110.000 căn, TP HCM có 134.000
căn, Bình Dương là 104.000 căn, Đồng Nai là 95.000 căn.
|
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Duy Thành |
Trong
khi đó, ví dụ ở Hà Nội, tổng các dự án nhà ở xã hội cộng lại được
khoảng 15.000 căn. Khó khăn cơ bản là thiếu nguồn cung, Bộ Xây dựng và
chính quyền các cấp đang tập trung vào thúc đẩy giải quyết khó khăn về
trình tự thủ tục để đẩy mạnh tăng trưởng nguồn cung về nhà ở xã hội nên
không có chuyện dư thừa.
Đồng tình với ý
kiến của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, ông Tạ Văn Tố - Phó Tổng Giám đốc
CEO Group cũng cho biết, việc xây dựng nhà ở xã hội trong thời điểm hiện
nay và trong tương lai là hết sức cần thiết bởi nhu cầu thực về nhà ở
của người dân còn quá lớn.
Theo rà
soát của Bộ Xây dựng, hiện nay và đến năm 2015 trong khu vực đô thị cả
nước có khoảng 1,74 triệu người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình
quân dưới 5m2) và khoảng trên 1,7 triệu công nhân có nhu cầu nhà ở ổn
định.
Để đáp ứng được nhu cầu bức thiết
về nhà ở này, chúng ta cần xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. Theo dự báo
của Bộ Xây dựng nhu cầu về nhà ở của công nhân KCN tăng thêm khoảng
200.000 căn hộ.
Do đó, trong những năm sắp tới, theo chúng tôi, sẽ chưa thể xẩy ra tình trạng thừa nguồn cung nhà ở xã hội được.
Nhà xã hội có khó bán?
Liên
quan đến việc các dự án đua nhau chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang
nhà ở xã hội phải chăng để tận dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng?
GS.
Đặng Hùng Võ cho biết, việc nhiều doanh nghiệp đang xin chuyển đổi dự
án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội là một quy luật tất yếu của
thị trường.
Áp lực vốn hiện nay là rất
lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản. Khả năng
tiếp cận nguồn vốn cũng rất khó khăn. Mặc dù ngân hàng thương mại đã
giảm lãi suất, nhưng với lãi suất như hiện nay cũng phải là lãi suất phù
hợp cho xây dựng kinh doanh bất động sản.
Trong
tình trạng thị trường còn đang trì trệ như hiện nay, việc các nhà đầu
tư tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp là một lợi thế lớn. Vậy các nhà
đầu tư chuyển từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng là một
quy luật tất yếu.
Lợi nhuận có thể thấp
hơn so với dự án nhà ở thương mại, nhưng có thuận lợi về vốn. Chính vì
vậy, hầu hết các nhà đầu tư hiện nay đều mong muốn chuyển dự án của mình
sang nhà ở xã hội.
Trước thông tin,
nhiều dự án nhà thu nhập đang rất khó “tiêu thụ”, ông Tạ Văn Tố - Phó
Tổng Giám đốc CEO Group cho biết, để thúc đẩy việc bán hàng, cần chứng
minh cho khách hàng hai vấn đề:
Thứ
nhất là chất lượng sản phẩm nhà ở xã hội không thua kém gì nhà ở thương
mại. Thứ hai là giá nhà ở xã hội rẻ không phải đồng nghĩa với chất lượng
kém mà do được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định (thuế sử dụng đất,
được vay vốn ưu đãi, thuế VAT, thuế TNDN…).
Hơn
nữa, chủ đầu tư phải nghiên cứu áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật,
lựa chọn vật liệu, trang thiết bị phù hợp để có giá thành hợp lý nhất mà
vẫn đầy đủ tiện ích cho khách hàng.
Đối
với Dự án nhà thu nhập thấp ở Quốc Oai của CEO, đây là dự án nằm trong
cả Khu đô thị nên tính kết nối chung với hơn 300 biệt thự xung quanh sao
cho hài hòa đã được Chủ đầu tư tính toán từ khâu thay đổi quy hoạch
điều chỉnh cục bộ, thiết kế và công tác vận hành quản lý trong tương lai
nhằm mang lại môi trường tốt nhất cho các cư dân.
|
|
|
|
|