Cẩm Mỹ - Xã Xuân Tây : Tổng quan KTXH Cẩm Mỹ - Xã Xuân Tây
Chào mừng quý vị đến với Website xã Xuân Tây huyện Cẩm Mỹ
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

 

Tổng quan KTXH

 

Vị trí địa lý so với trung tâm huyện

Nằm ở phía Đông của trung tâm huyện Cẩm Mỹ và cách trung tâm huyện 20 km

với tổng diện tích  5.298,71ha

Diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên 5.298,71ha, chiếm 11,3% diện tích đất tòan huyện

Giáp ranh phía Bắc

Phía bắc giáp xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ  thuộc tỉnh  Đồng Nai)

Giáp ranh phía Nam

Phía nam giáp xã Sông Ray  

(huyện Cẩm Mỹ  thuộc tỉnh  Đồng Nai)

Giáp ranh phía Tây

Phía tây giáp xã Xuân Mỹ và Bảo Bình  (huyện Cẩm Mỹ  thuộc tỉnh  Đồng Nai)

Giáp ranh phía Đông

Phía đông giáp xã Xuân Đông

(huyện Cẩm Mỹ  thuộc tỉnh  Đồng Nai)

Đơn vị hành chính

Xã Xuân Tây được chia thành 12 ấp gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 7, ấp 8, ấp 9, ấp 10, ấp 11, ấp 12.

Địa hình

Xã có dạng địa hình: tương đối bằng phẳng

Độ dốc trung bình : 0 - 3o

Độ cao tương đối: 3 - 8o

Độ cao tuyệt đối: 15o

Khí hậu

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với 02 mùa

Mùa mưa từ tháng 5  đến tháng 11

Nhiệt độ trung bình  25,4oC

Lượng mưa đạt 1.956 – 2139mm/năm

Độ ẩm: 83%

Nhiệt độ trung bình: 28oC

Nhiệt độ cao nhất: 35oC

Nhiệt độ thấp nhất: 25,4oC

Lịch sử văn hóa

Thời gian thành lập: năm 1986

Xã Xuân Tây chính thức được thành lập từ ngày 14-5-1986 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở tách diện tích đất của Nông trường Sông Ray để thành lập hai xã kinh tế mới: Xuân Đông và Xuân Tây. Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại, vùng đất Xuân Tây đã có lịch sử từ lâu đời; trong sách “Nghiên cứu Địa bạ Triều Nguyễn” của Nhà nghiên cứu Sử học Nguyễn Đình Đầu, xuất bản năm 1994 sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức và sách “Đại Nam nhất thống chí” và nhiều nguồn tư liệu lịch sử khác, thì từ khoảng thế kỷ XV, XVI đến trước năm 1698, vùng đất Đồng Nai đã có nhiều đợt cư dân người Việt (người Kinh) tới đây khai phá, lập thành các làng, ấp sinh sống đan xen với cư dân bản địa như Chơ-ro, S’Tiêng và người Cao Miên (người Khmer). Khi đó, vùng đất Xuân Tây thuộc xứ Chu Hương có nhiều nhóm cư dân người dân tộc thiểu số sinh sống.

Từ năm 1698 đến năm 1838, vùng đất Xuân Tây ngày nay thuộc xã Thoại Hương, tổng An Viễn, huyện Long Khánh, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa. Xã Thoại Hương được ghi cụ thể trong cuốn “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn” như sau: Thoại Hương xã, nguyên là xứ Chu Hương. Địa bạ lập năm 1849; Đông giáp địa phận xã Cam Mỹ, có rạch Nhạc làm giới, lại giáp thôn Câu Mỹ (Long Xương), có núi Đồng làm giới. Tây giáp địa phận thôn La Minh, có rạch Tà Năng làm giới. Nam giáp xã Cam Mỹ, có rạch Nhạc làm giới, lại giáp địa phận thôn Thới Giao (Long Cơ), có rạch cần Táng làm giới. Bắc giáp địa phận thôn La Minh, có rạch Trà Khi làm giới, lại giáp địa phận xã La Phù (Long Xương). Thực canh đất trồng khoai đậu 2000 mẫu, rừng núi 1 sở”.

Như vậy, vùng đất và con người Xuân Tây đã được các nguồn sách sử ghi chép một cách cụ thể. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, Xuân Tây có những tên gọi khác nhau, từ những làng, xã như: Xứ Chu Hương đến xã (làng) Thoại Hương. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30 - 4 - 1975), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chủ trương cho thành lập nông trường quốc doanh Sông Ray. Ngày 14 - 10 - 1976, Nông trường Quốc doanh Sông Ray chính thức được ra đời. Ngày 22 - 2 - 1985 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định 1670/QĐ-UBT về việc giao 5.954 ha đất tự nhiên của Công ty nông trường Quốc doanh tỉnh cho huyện Xuân Lộc quản lý. Ngày 14 - 5 - 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 59 - HĐBT chính thức thành lập xã Xuân Tây thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Theo đó, xã Xuân Tây có 04 khu vực: I, II, III, IV, có diện tích tự nhiên 2.786 ha với 3.501 nhân khẩu. Trong đó người Kinh là chủ yếu, đồng bào dân tộc thiểu số có: Thái, Khơ me, Tày, Nùng, Hoa.

Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Tây đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết thống nhất thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và xã đề ra, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế liên tục tăng trưởng khá, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa và nâng cao giá trị kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước phát triển; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội đạt kết quả tốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ổn định và được cải thiện về nhiều mặt; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoàn thành xuất sắc công tác quân sự quốc phòng địa phương; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và ngày càng vững mạnh. Công tác cải cách hành chính ở địa phương đã được Đảng ủy, Chính quyền xã Xuân Tây quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, năm 2015 xã Xuân Tây được Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Mỹ công nhận là 1 trong 2 đơn vị được xếp loại xuất sắc trong tổng số 13 đơn vị cấp xã về công bố chỉ số cải cách hành chính trong năm 2015. Năm 2017 được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời trong 02 năm 2017, 2018  được UBND tỉnh Đồng Nai tặng cờ thi đua tập thể lao động xuất sắc. Đảng bộ xã nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Năm 2018 được UBND huyện tặng giấy khen Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Các khu di tích lịch sử của xã: không

Các chiến công nhân dân xã lập: không

Dân số

Tổng số dân: 20.132 người

Số hộ gia đình: 4172  gia đình,

Dân tộc: 934 hộ, 2.665 khẩu, dân tộc Hoa chiếm 88,85% đồng bào dân tộc thiểu số.

Tôn giáo: có 03 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo và Tin lành. Tổng số dân theo đạo chiếm khoảng 11%, trong đó: Phật giáo chiếm khoảng 7%, Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 3% và Tin lành chiếm khoảng 1%.