1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Nằm ở phí
Tây của trung tâm huyện Cẩm Mỹ và cách trung tâm huyện 3 Km, với tổng diện tích
3.714,02 ha.
Diện tích
đất tự nhiên là 3.714,02 ha, chiếm 7,98% diện tích toàn huyện.
- Phía bắc
giáp xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam
giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Tây
giáp xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
- Phía Đông
giáp với xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Xã Xuân
Đường được chia thành 02 ấp bao gồm: ấp 1 và ấp 2.
3. ĐỊA HÌNH
Xã có dạng
địa hình tương đối bằng phẳng.
Độ dốc trung
bình: 3-80
4. KHÍ HẬU
Xã Xuân
Đường nằm trong vùng khí hậu gió mùa cận xích đạo.
Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau 2018.
Nhiệt độ
trung bình: 250C.
Lượng mưa
đạt: 1.956 – 2.139 mm/năm.
Độ ẩm:
83-84%.
Nhiệt độ cao
nhất: 33 – 340C.
Nhiệt độ
thấp nhất: 15 – 16‑0‑C
5. LỊCH SỬ VĂN HÓA
- Thời gian
thành lập: Sau giải phóng xã Xuân Đường còn gọi là xã Cẩm Đường
thuộc huyện Đồn Điền. Đến tháng 7/1976, Đảng ủy huyện Đồn Điền giải
thể, Chi bộ Đảng các nông trường chuyển sang trực thuộc sự lãnh đạo của các
Đảng bộ huyện, lúc này Chi bộ Cẩm Đường thuộc sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xuân
Lộc. Ngày 28/02/1977 Huyện ủy Xuân Lộc có Quyết định số 08/QĐ về việc sát nhập
2 Chi bộ xã Cẩm Đường và Thừa Đức thành 1 Chi bộ cơ sở, lấy tên là Chi bộ Xuân
Đường. Khi thành lập Chi bộ Xuân Đường cũng là lúc xã Xuân Đường chính thức được thành lập và
thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Các khu di
tích lịch sử của xã:
- Các chiến
công nhân dân xã lập:
+ Tháng
10/1959, Ngô Đình Diệm cho thành lập hai dinh điền tại Cẩm Đường, là dinh điền
Đất Đỏ và dinh điền Cẩm Đường chúng cho chặt cây, dùng xe ủi phá rừng lấy đất
lập dinh điền, chia làm 3 khu khu 1, khu 2 và khu 3, đồng thời chúng thành lập
hai xã là Cẩm Đường và Thừa Đức để quản lý dân cư.
+ Để thực
hiện kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược địch ngày đêm bắn phá, càn bố và xua đuổi để tìm cách gom dân lập ấp, nhưng một số công nhân tại dinh điền Cẩm Đường vẫn
tiếp tục đấu tranh giành giật với địch từng tấm tôn, địch đưa lính tới dỡ nhà, hôm sau công nhân làm lại, địch điên cuồng, cho đốt nhà, công nhân che chòi dựng lán để ở. Bằng nhiều
cách, dù phải đổ máu, công nhân các sở được các đội vũ trang hỗ trợ đã chống
lại, làm trì hoãn kế hoạch gom dân vào trong các “ấp chiến lược”. Phong
trào kháng chiến chống phá ấp chiến lược tiếp tục phát triển, đặc biệt sau khi chế
độ tay sai ở Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu bị lật đổ (1/11/1963).
Tại xã Cẩm Đường dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy cao su, cuộc đấu
tranh của công nhân, nông dân vẫn tiếp tục diễn ra.
6. DÂN SỐ
Tổng số dân:
7.332 người
Số hộ gia
đình: 1669 hộ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: 02
tôn giáo:
- Thiên chúa
giáo: Giáo sứ Suối Cả và Giáo sứ Xuân Đường.
- Phật giáo
gồm 02 chùa: Chùa Bảo Thiên ấp 1, chùa Bảo Quang ấp 2.