Biên Hòa - Xã Tân Hạnh : Tổng quan KTXH Biên Hòa - Xã Tân Hạnh
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Tổng quan KTXH

 

1.Vị trí địa lý

Từ trung tâm thành phố Biên Hòa ngược lên phía Bắc, theo đường Bùi Hưu Nghĩa hướng về Chiến khu D lịch sử khoảng 3 km là địa bàn xã Tân Hạnh.

Tân Hạnh là một xã ngoại thành phía Tây thành phố Biên Hòa, có ranh giới hành chính tiếp giáp:
-Phía Đông và Đông - Bắc  tiếp giáp với sông Đồng Nai.
-Phía Đông Nam giáp xã Hóa An.
-Tây và Tây - Nam giáp với tỉnh Bình Dương.

Xã có tổng diện tích tự nhiên là 606,08 ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên của thành phố Biên Hòa.

Trên địa bàn xã có đường Bùi Hưu Nghĩa đi qua với chiều dài khoảng 2,6 km, là tuyến giao thông chính trên địa bàn xã nối liền với các xã, phường trong thành phố Biên Hòa và địa bàn tỉnh Bình Dương, tuyến đường này mới được đầu tư nâng cấp nên có chất lượng rất tốt, thuận lợi cho giao thông đối ngoại.

Xã nằm tiếp giáp với sông Đồng Nai, nên có điều kiện để phát triển giao thông thủy phục vụ việc giao lưu vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế. Đồng thời có thể kết hợp tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp trong kiến trúc xây dựng đô thị.

2. Các ấp, khu phố

Xã Tân Hạnh được chia thành 4 ấp (5 khu vực):
+Ấp 1A: Chia ra 10 tổ nhân dân.
+Ấp 1B: Chia ra  8 tổ nhân dân.
+Ấp 2: Chia ra 8 tổ nhân dân.
+Ấp 3:Chia ra 9 tổ nhân dân.
+Ấp 4: Chia ra 8 tổ nhân dân.

3.Địa hình

Là một xã nông nghiệp có địa hình bằng phẳng, độ cao thay đổi từ 2 - 3 m, thuận lợi để bố trí sản xuất và xây dựng các công trình. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc, lại nằm tiếp giáp với sông Đồng Nai, trên địa bàn lại có nhiều rạch nên rất thuận tiện trong việc tiêu thoát nước trong mùa mưa. Một số kênh rạch chia cắt địa hình của xã đã tạo ra những hạn chế nhất định trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng đối với mục đích xây dựng và phát triển đô thị sẽ tạo ra những điều kiện đặc trưng và cảnh quan đẹp đẽ để phát triển.

3.Khí hậu - Thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang đặc điểm khí hậu Nam bộ, ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa: Lượng mưa phân hóa theo mùa, trung bình trong năm đạt từ 1.600 - 1.800 mm, mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 - 10, mưa lớn tập trung, lượng mưa chiếm 85 -90% lượng mưa cả năm. Vào mùa mưa lượng bốc hơi và nhiệt độ không khí hạ thấp hơn mùa khô.

Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa trong năm, trong khi nhiệt độ và lượng bốc hơi lớn gây khô hạn ở nhiều nơi.

Nhiệt độ: Nền nhiệt cao đều quanh năm, trung bình năm là 23 - 290C.

Sông Đồng Nai đoạn tiếp giáp với ranh giới phía Đông và Đông Bắc của xã chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông, dưới sự điều tiết của hồ Trị An. Ngoài ra trên địa bàn xã có hệ thống suối, rạch khá chằng chịt bao gồm (rạch Lái Bông, rạch Ông Tiếp, rạch Sỏi và suối Hố Ngựa) làm nhiệm vụ tiêu thóat nước mưa và cung cấp nước sinh hoạt  và sản xuất nước cho khu vực xã. Đồng thời tạo điều kiện để phát triển các mô hình dịch vụ câu cá giải trí, tạo cảnh quan kiến trúc đô thị…

5.Sơ lược lịch sử của xã

Tân Hạnh vùng đất nằm cặp theo ven sông Đồng Nai, được hình thành khá sớm khi lưu dân Việt vào mở đất từ cuối thế kỷ 17. Đến thời Vua Minh Mạng (1832), Tân Hạnh là một trong số 9 làng thuộc Tổng Chánh Mỹ Thượng của quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Từ năm 1930, Tân Hạnh là 1 làng thuộc Tổng Chánh Mỹ Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa tỉnh Biên Hòa gồm 5 quận, với dân số lúc bấy giờ chưa tới một ngàn người.

Đến 1957, xã Tân Hạnh được cắt về Dĩ An tỉnh Biên Hoà cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Năm 1976, xã Tân Hạnh trực thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Người dân Tân Hạnh thờ cúng ông bà tổ tiên theo phong tục lâu đời, tôn giáo chủ yếu là đạo Phật, một số ít theo đạo Cao đài, Thiên Chúa … Hiện nay cả xã có 1 ngôi chùa Hạnh Sơn, 1 Thánh thất Cao đài, 1 ngôi đình Thần Tân Hạnh, 5 miếu kiến họ, 1 đài liệt sĩ.

Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Tân Hạnh  là vùng tạm chiếm của địch, nhưng luôn tồn tại những cơ sở, những lỏm chính trị nuôi chứa cán bộ và bộ đội hoạt động, là địa bàn có mối quan hệ chặt chẽ với nội ô Biên Hòa và các vùng lân cận.

Tiếng Việt | English
tim kiem