1. Dân số và lao động:
Toàn xã có 1.653 hộ gia đình với 8.138 nhân khẩu. Xã Tân Hạnh là 1 trong những đơn vị quản lý có dân số ít nhất thành phố (chiếm 1,35% dân số toàn thành phố). Tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên đạt 11% và tỷ lệ tăng dân số cơ học đạt 2,5%. So với toàn thành phố, xã Tân Hạnh có tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên khá mạnh. Người dân sống chủ yếu dọc tuyến đường 760, phần lớn là dân tộc Kinh (còn gọi là người Việt, đây là nhóm dân tộc lớn nhất Việt Nam) và một số ít là người Việt gốc Hoa. Mật độ dân số đạt 1.287 người/km2, thấp hơn nhiều so với mật độ trung bình của thành phố.
Toàn xã có 4.563 người dưới độ tuổi lao động, trong đó 4.083 người có công ăn việc làm ổn định, 480 thất nghiệp và 1.700 được đào tạo. Xã tạo công ăn việc làm cho hơn 400 người mỗi năm, trong đó ưu tiên con em gia đình chính sách. Những người được gởi đi đào tạo và có công việc ổn định đã góp phần cải thiện mức thu nhập trung bình toàn xã, từ 6,3 triệu đồng/người vào năm 2000 đến 8,5 triệu đồng/người vào năm 2005. Khoảng cách giàu nghèo cũng được thu hẹp.
2. Đất đai:
Tổng diện tích đất đạt 606,08 hecta, trong đó đất nông nghiệp chiếm 316,73 hecta, bao gồm:
Đất trồng cây hàng năm là 230,72 hecta, chiếm 82,64% đất sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng khá cao bởi vì phần lớn rau được sản xuất theo vụ mùa, phù hợp cho nhu cầu thị trường chung toàn thành phố. Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại được sử dụng để trồng lúa, chiếm 83,54 hecta, tuy nhiên hiệu quả sử dụng thấp hơn so với diện tích đất trồng rau.
Đất trồng cây lâu năm: 48,45 hecta, chiếm 17,35% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Đất nuôi trồng thủy sản là 37,56 hecta, chiếm 11,86% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp: 289,35 hecta, chiếm 47,74% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
Đất ở là 75,45 hecta, chiếm 26,08% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đất ở chủ yếu nằm dọc tuyến đường 760 và một số đường liên thôn. Trung bình, 481 m2/hộ gia đình (102 km2/người) cho thấy rằng xã Tân Hạnh sở hữu diện tích đất ở trung bình cao nhất toàn thành phố và đây chính là nét đặc trung của 1 xã nông thôn.
Đất chuyên dùng là 127,54 hecta, chiếm 44,08% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất sử dụng cho các mục đích công chiếm 13,67%.
Đất chưa sử dụng: Toàn xã không có đất chưa sử dụng.
Đánh giá chung:
Nhìn chung, đất được sử dụng triệt để và cơ cấu sử dụng đất được tổ chức hợp lý, phù hợp với các điều kiện và đặc điểm của xã.
Đất phi nông nghiệp chiếm mật độ khá lớn trong cơ cấu sử dụng đất của xã, phần lớn là đất cho sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp. Diện tích đất phi công nghiệp khác vẫn chưa có đóng góp lớn trong việc tăng phát triển kinh tế xã hội ở xã.
Đất nông nghiệp của xã khá rộng so với đất trồng các loại cây chủ chốt và cây hàng năm. Đất nông nghiệp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng đất mà nó còn giúp bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và đất, làm cho đất trở thành tiềm năng để xây dựng và phát triển thành phố trong tương lai.
3. Điên-nước:
Hiện tại, mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ toàn xã và 98% hộ gia đình đã có điện.
Nguồn nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân địa phương. Xã đã có hệ thống cấp nước phục vụ tuyến đường 760 nhưng chưa được mở rộng toàn xã. Một số hộ gia đình nằm xa mạng lưới ống nước phải sử dụng nước giếng và nước sông. Tỷ lệ hộ gia đình có thể sử dụng nước sạch chỉ đạt 75%.
Hệ thống thoát nước bẩn: Giống như một số phường xã khác ở khu vực ngoại ô thành phố, hệ thống thoát nước bẩn được xây dựng dọc theo tuyến đường 760, vì thế các khu vực khác đã thải nước ra các sông hồ. Sự thiếu hụt này đòi hỏi trong thời gian tới phải đưa ra nhiều giải pháp cấp bách.
4. Thắng cảnh du lịch:
Xã không có thắng cảnh đẹp nào, tuy nhiên Đền Tân Hạnh được công nhận là di tích lịch sử.
5. Tài nguyên khoáng sản: Xã có mỏ đá Đồng Tân
6. Sản phẩm truyền thống: Chủ yếu là nghệ thuật đồ gốm