Xuân Lộc - xã Xuân Hiệp : noi-dung-tin Xuân Lộc - Xuân Hiệp
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
​Một số kiến thức cần thiết về bệnh cúm gia cầm trong chăn nuôi Cập nhật13-03-2024 04:23
Hiện nay bệnh cúm gia cầm đang có chiều hướng gia tăng, để biết về bệnh cúm gia cầm bà con nhân dân cầm nắm rõ bệnh cúm gia cầm là gì, nguyên nhân, cách phòng tránh.
 

Câu 1: Bệnh Cúm gia cầm là gì?

 

Trả lời:

 

- Bệnh Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm ở loài chim (bao gồm cả gia cầm và chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người), bệnh gây ra do vi rút cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae.

 

- Vi rút có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, sống 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh. Vi rút dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70oc trong 5 phút. Trong tủ lạnh, tủ đá, vi rút có thể sống được 2 tháng.

 

- Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6.

 

- Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường.

 

- Bệnh có diễn biến nhanh, Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao (50-90%, có thể lên đến 100%), đặc biệt bệnh có thể lây sang người và gây tử vong ở người, một số chủng trong số đó có thể lây nhiễm cho người như H5, H7 và H9.

 

Câu hỏi 2: Nguồn vi rút gây bệnh Cúm gia cầm?

 

Trả lời:

 

- Nguồn bệnh: Vi rút có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của động vật mắc bệnh, có nhiều trong phân, dịch tiết như nước mũi và nước bọt của con vật mắc bệnh.

 

- Trong thiên nhiên, các loài chim di trú, thủy cầm hoang dã mang vi rút cúm là nguồn lây lan dịch bệnh chủ yếu cho gia cầm nuôi.

 

Câu hỏi 3: Bệnh Cúm gia cầm lây lan như thế nào?

 

Trả lời:

 

- Lây trực tiếp: Từ con nhiễm bệnh lây cho con khỏe.           

 

- Lây gián tiếp: Qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, phân rác, thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh.

 

Câu hỏi 4: Những dấu hiệu nào quan trọng để xác định gà, vịt bị bệnh Cúm gia cầm?

 

Trả lời:

 

- Con vật ủ bệnh: từ vài giờ đến 3 ngày

 

- Sốt 44 - 450C; có biểu hiện hội chứng thần kinh, như: đi xiêu vẹo, quay cuồng rồi lăn ra chết.

 

- Viêm phổi cấp: thở khó, ngước cổ để thở, chảy nước dịch ở mũi, miệng và mắt. Con vật chết do suy hô hấp. 

 

- Viêm đường tiêu hóa phân lỏng xanh có lẫn niêm mạc ruột và máu. 

 

- Xuất huyết dưới da chân, mào.

 

Câu hỏi 5: Bệnh tích chủ yếu của gà bị cúm:

 

Trả lời:

 

- Đầu, mào tích sưng, tím tái.

 

- Xuất huyết toàn thân, đặc biệt ở chân.

 

- Khí quản xuất huyết, đọng nhiều dịch rỉ viêm, túi khí dày đục, có ổ cazein, phổi viêm xuất huyết.

 

- Xuất huyết các cơ quan phủ tạng: Dạ dày tuyến, manh tràng, ruột non, hậu môn, Gan, lách, thận; màng bao tim, cơ tim; buồng trứng, dịch hoàn; màng não.

 

Câu hỏi 6: Bệnh Cúm gia cầm có thể chữa được không?

 

Trả lời

 

- Bệnh Cúm gia cầm không có thuốc điều trị.

 

- Khi thấy gia cầm có những triệu chứng điển hình của bệnh cúm hoặc chết bất thường thì báo ngay cho UBND xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất.

 

Câu hỏi 7: Cách phòng bệnh Cúm gia cầm

 

Trả lời:

 

1. Chăn nuôi an toàn sinh học: Ngăn chặn không cho gia cầm tiếp xúc với virus cúm:

 

- Không nuôi chung nhiều loại gia cầm, không nuôi thả rông, chạy đồng.

 

- Nuôi nhốt trong chuồng hoặc nuôi trong vườn có hàng rào ngăn cách.

 

- Tiêu độc tất cả mọi thứ khi đưa vào khu vực chăn nuôi.

 

- Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng.

 

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo quy định.

 

- Nuôi gà cùng lứa tuổi: Cùng nhập cùng xuất.

 

- Tạo môi trường nuôi phù hợp.

 

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

 

- Vệ sinh máng ăn uống hàng ngày, tiêu độc sát trùng chuồng trại mỗi tuần một lần.

 

2. Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm

 

- Tiêm vắc xin cúm gia cầm cho gà vịt khỏe mạnh.

 

- Loại vắc xin và liều lượng tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

 

3. Thực hiện 5 không

 

- Không nuôi thả rông gia cầm;

 

- Không mua, bán, vận chuyển gia cầm bị bệnh;

 

- Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc;

 

- Không giấu dịch;

 

- Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

 

Nguồn internet( Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

​​

 
 
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.