Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính
sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ;
quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo,
tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương
hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng...
UBND xã Xuân Hiệp tham gia xây dựng chương trình mỗi xã một sản
phẩm nhằm phát huy thế mạnh của các loại
cây trồng chủ lực của xã như cây rau, cây bưởi da xanh, cây tiêu. ..Đây là
những loại cây mang tính đặc trưng của địa phương , góp phần thực hiện có hiệu
quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn
mới nâng cao hiệu quả, bền vững.
Xã Xuân Hiệp lựa chọn sản phẩm của hợp tác xã Rau an toàn Lộc Tiến
đăng ký sản phẩm OCOP. Từ đó tập trung
váo đa dạng hóa, chế biến sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất.
Theo
đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm nông dân, hợp tác xã được kết nối với
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ ổn định các mặt hàng nông,
thủy sản là lợi thế của các địa phương. Mục tiêu Chương trình OCOP là mong
muốn nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn thông qua việc phát huy thế
mạnh của các sản phẩm đặc trưng từng vùng miền, địa phương, đơn vị. Vì vậy, trước hết cần phải kêu gọi được sự tham gia
hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư để hỗ trợ các hợp tác xã có
sản phẩm hoàn thiện quy trình sản xuất, nghiên cứu đổi mới kiểu dáng thiết
kế mẫu mã, tem nhãn sản phẩm đảm bảo hấp dẫn, phù hợp thị hiếu, nhu
cầu sử dụng của người tiêu dùng và đặc biệt là không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Để chương trình thực sự hiệu
quả thu hút nông dân, hợp tác xã tham gia cần có sự tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo của UBND xã, sự quan tâm phối hợp thực hiện của ngành, đoàn thể trên địa bàn xã.