Cải cách
thể chế giúp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng quy định của
pháp luật, phù hợp thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương và tổ chức
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa
phương một cách hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân, doanh nghiệp được tốt hơn, giải quyết kịp thời các
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đạt hiệu quả cao; cải cách tổ chức bộ
máy, đổi mới tổ chức và hoạt động, cải tiến phương thức quản lý điều hành của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo hướng chuyên nghiệp và phục vụ
dân; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức tránh sự
chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và yêu cầu
nhiệm vụ thực tiễn của địa phương, xây dựng mối quan hệ công tác với cấp uỷ,
Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp và các cơ quan nhà
nước cấp trên; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực
công tác đảm bảo hoàn thành chức trách nhiệm vụ với nhiều hình thức như giáo
dục tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện
đầy đủ các chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức; cải cách tài chính
công, thực hiện tốt quy định phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm
quyền quyết định ngân sách cấp xã của Hội đồng nhân dân xã theo luật định; từng
bước thực hiện khoán chi quản lý hành chính theo quy định, xây dựng và ban hành
quy chế chi tiêu tài chính, quy chế sử dụng và quản lý tài sản và một số quy
chế khác liên quan; hiện đại hóa hành chính là ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động quản lý, điều hành và xử lý công việc; trang bị máy móc, phương tiện
làm việc…
Để thực
hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành chính trên phải có sự lãnh đạo sát sao của
Đảng uỷ, sự kiểm tra giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân, các tổ chức
đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã. Ngoài ra, cần có giải pháp cụ thể, thiết thực trong công tác chỉ đạo,
điều hành và thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
Được sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, công tác cải cách
hành chính tại xã đã có sự chuyển biến tích cực.
Việc chấp hành nề nếp, tác
phong, thời gian làm việc của các cán bộ, công chức trong việc tham gia giải
quyết các giấy tờ, thủ tục hành chính cho người dân.Đảm bảo thường xuyên việc
công bố, niêm yết thủ tục hành chính theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.Việc tham mưu UBND xã xây dựng Chương trình, Kế hoạch
và làm các Báo cáo, văn bản về cải cách hành chính theo quy định. Thực hiện các
nội dung liên quan khác về cải cách hành chính thực hiện tại cấp xã. Cập nhật bổ sung TTHC, văn bản QPPL có quy định về TTHC mới được ban hành hay sửa đổi, bổ sung hoặc bị thay thế,
bãi bỏ, huỷ bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của xã. Thực hiện việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
xoá bỏ, huỷ bỏ các văn bản có quy định liên quan đến văn bản của Trung ương ban
hành theo Nghị quyết của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính; việc
tiếp nhận, kiểm tra, xử lý, phản ánh,
kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; kiểm tra việc niêm yết, công khai và thủ tục hành chính tại
cơ quan ; việc triển khai
các chương trình, dự án, đề án kiểm soát thủ tục hành chính do UBND tỉnh, huyện
ban hành; báo cáo tình hình, kết
quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (theo định
kỳ và đột xuất).
Bên cạnh những kết
quả đạt được công tác cải cách hành chính của cấp xã nói chung và Ủy ban nhân
dân Phú Bình nói riêng còn một số hạn chế,
một số cán bộ chủ chốt cấp xã còn nhận thức chưa đầy đủ về công tác cải cách
hành chính, họ cho rằng, công tác cải cách hành chính chỉ là việc rút gọn, làm
đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ,
công chức tuy được nâng lên nhưng chưa đồng đều. Công nghệ thông tin đã được đầu
tư ứng dụng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu hiện nay nên việc thực hiện công
tác cải cách hành chính đạt hiệu quả chưa cao.
Với những
hạn chế, khó khăn trên, thời gian tới, ngoài sự nỗ lực, trách nhiệm của địa
phương trong thực hiện cải cách hành chính thì cần sự quan tâm, hỗ trợ nhiều
hơn nữa từ cấp trên về đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức phụ trách
công tác cải cách hành chính, cán bộ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả.