Điều
kiện tự nhiên, môi trường ở Phú Thịnh rất thích hợp cho việc phát triển các
vùng chuyên canh cây ăn trái. Phú Thịnh là vùng đất màu mỡ, nước tưới quanh
năm, thích hợp cho các loại cây có múi như: quýt đường, cam sành, bưởi da xanh
lòng đào, bưởi lông hồng, sầu riêng…
Thương lái thu mua cam đường
Trong
những năm gần đây, Phú Thịnh đã xác định mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng cây trồng chủ lực, nhằm tổ chức lại sản xuất kinh tế vườn, cải tạo đổi
mới giống cây trồng bảo đảm yêu cầu trái cây chất lượng cao. Từ sự quan tâm
này, thời gian qua, xã đã không ngừng hỗ trợ nhà vườn thông qua các chương
trình, như: tăng cường công tác khuyến nông, quản lý chặt chẽ giống cây trồng,
đồng thời kết hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho nhà vườn vay vốn đầu tư vào
việc phát triển vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất
chuyên canh tập trung với quy mô lớn. Nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã được thành lập
để hỗ trợ người dân về cây giống, kỹ thuật chăm sóc cây bưởi, cây ăn trái. UBND
xã cũng tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn như trồng cây có múi,
trồng cây ăn trái với sự tham gia đầy đủ của người dân.
Theo
anh Nguyễn Quốc Đoàn, cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Tân Phú: "Bên cạnh việc hình thành các vùng chuyên canh, vấn đề chất lượng
hiện nay cũng được nhà vườn Phú Thịnh đặc biệt quan tâm. Nhất là trong thời
gian gần đây, khi xã thực hiện dự án cây trồng chủ lực, trong đó có một số loại
cây ăn trái. Các tiến bộ kỹ thuật như: tưới nước tiết kiệm được huyện hỗ trợ
40% vốn, hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 40%, đồng thời hướng dẫn kỹ
thuật bón phân qua hệ thống tưới, kỹ thuật tạo cành, tỉa tán, cho ra hoa rải vụ...
Từ dự án này, nông dân mạnh dạn thay đổi cách làm từ số lượng sang chất lượng,
từ đó giá trị trái cây được nâng lên rõ rệt, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày
càng cao".
Người dân thu hoạch mít siêu sớm
Trong
những năm tới, xã Phú Thịnh vẫn coi trọng việc phát triển vùng cây ăn quả theo
hướng tập trung, nâng cao chất lượng, chủ động thị trường tiêu thụ cho cây ăn
trái. Ngoài việc bảo vệ, chăm sóc những loại cây ăn trái đã nổi tiếng, Phú Thịnh
chủ trương đa dạng hóa các loại cây trồng tránh độc canh rủi ro cao. Để đáp ứng
yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Phú Thịnh đang có những giải
pháp mang tính bức phá như: Xây dựng thương hiệu cho một số loại trái cây đặc sản
của địa phương; đồng thời tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức của bà con nông
dân cũng như các nhà doanh nghiệp, cập nhật một cách thường xuyên, chính xác về
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ sản xuất cây ăn trái
trong vùng.
Bên cạnh đó, xã cũng đẩy
mạnh việc hỗ trợ đầu tư các mô hình điểm về ứng dụng khoa học công nghệ (công
nghệ cao) cho các hợp tác xã để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Theo
như Báo cáo của UBND xã Phú Thịnh, trên địa bàn xã Phú Thịnh có 01 Hợp tác xã
và 04 tổ hợp tác đang phát triển. Hợp tác xã Giống cây trồng Phú Thịnh thành lập
ngày 15/6/2016, văn phòng đặt tại ấp 2 xã Phú Thịnh, tổng số xã viên 12 người,
tổng số vốn góp theo điều lệ Hợp tác xã 250 triệu, xã viên đã đóng góp 250 triệu.
Trong đó tổng số vốn sản xuất kinh doanh là 500 triệu, vốn cố định là 250 triệu,
vốn lưu động là 250 triệu; Tổ Hợp tác dùng nước thành lập năm 2013 với tổng
thành viên là 27, tổng số vốn góp 5.400.000 đồng. Tổ Hợp tác cây có múi ấp
4 thành lập năm 2017 với tổng số thành
viên là 30, tổng vốn góp 6.000.000 đồng. Tổ Hợp tác cây có múi ấp 2 được thành
lập năm 2018 với tổng số thành viên là 20, tổng vốn góp 4.000.000 đồng. Tổ hợp
tác liên kết cây ăn quả ấp 6 được thành lập năm 2019 với tổng số thành viên là
28, tổng vốn góp 5.600.000 đồng.
Trong
thời gian tới, địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phát
triển HTX, THT trong đó ưu tiên các HTX, THT thành lập mới và giải quyết lao động,
việc làm ở địa phương cũng như liên kết các HTX, THT lại với nhau, tìm đầu ra dồi
dào cho xã viên cũng như các loại sản phẩm từ cây ăn trái.
Phạm Diễm