Thống Nhất - Xã Hưng Lộc : noi-dung-tin Thống Nhất - Xã Hưng Lộc
Chào mừng quý vị đến với Website xã Hưng Lộc huyện Thống Nhất
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng cao su Cập nhật30-11-2016 08:22
Bệnh nấm do nấm Oidium hevea gây ra có khả năng gây hại cho cây cao su ở mọi lứa tuổi từ vườn nhân, ương đến vườn cao su khai thác và thường gây hại nặng vào giai đoạn ra lá mới hàng năm.
Bệnh gây rụng lá nhiều lần làm chậm thời gian khai thác dẫn đến giảm sản lượng mủ ở vườn cao su kinh doanh và làm chậm tốc độ sinh trưởng thậm chí có thể gây chết cây ở những vườn cao su kiến thiết cơ bản cũng như ở vườn nhân và vườn ương. Bệnh tấn công chủ yếu các lá non, lá có thể bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau giai đoạn này lá không bị rụng nữa mà để lại các vết bệnh có nhiều dạng loang lổ khác nhau thậm chí toàn bộ phiến lá bị biến dạng và chuyển qua màu vàng nhạt, trên các vết bệnh sinh ra lớp bột màu trắng như phấn, cây sinh trưởng kém, hoa bị bệnh thì nhỏ hoặc thối rụng.

Để phòng trừ bệnh phấn trắng đạt hiệu quả cao, không những cần sử dụng đúng thuốc, phun xịt đúng yêu cầu kỹ thuật mà cần lưu ý áp dụng đồng thời nhiều biện pháp sau đây :
- Tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định.
- Trồng giống kháng bệnh: Bà con có thể tìm hiểu các dòng vô tính kháng bệnh ở các Trung tâm Khuyến nông tỉnh hoặc các trạm thực nghiệm giống cao su ở địa phương.
- Vệ sinh vườn cây ngay trong và sau khi rụng lá.
- Thăm vườn cao su thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời. Ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã nhiễm bệnh, nhất thiết phải căn cứ vào sự ra lá mới để quyết định xử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp để trừ ngay trong mùa bệnh từ 3 - 6 lần, với chu kỳ 7 - 10 ngày/lần.
Loại thuốc rất có hiệu quả mà các vùng trồng cao su ở Tây nguyên và Đông Nam bộ đã áp dụng khá phổ biến thời gian gần đây là Sulox 80WP. Nên phun thuốc Sulox ngay trong giai đoạn chồi đọt chuẩn bị cho đợt lá đầu tiên hoặc khi phát hiện có dấu hiệu bệnh với nồng độ là 2 - 2,2‰ (tức là từ 2 kg đến 2,2 kg thuốc thành phẩm trên 1.000 lít nước).
Phun thuốc đúng thời điểm cũng là một trong những yếu tố quyết định khả năng thành công của việc phòng trừ bệnh phấn trắng trên cao su. Thời điểm phun hiệu quả cao là giai đoạn búp lá (lá có màu tím nhạt), khi lá chưa hoàn chỉnh về mặt hình thái và nên phun 2 lần, cách nhau 2 tuần thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.
Một trong những kinh nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng trên cao su rất hiệu quả nữa là kết hợp phun thuốc trừ bệnh Sulox với phân bón lá cao cấp Multi-K nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của cây cao su với liều lượng 2 - 3 kg phân Multi-K / 1.000 lít nước và phun kết hợp với thuốc Sulox ở lần xử lý thứ 2.

Nguồn: khoahocchonhanong.com​


Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.