Thống Nhất - Xã Hưng Lộc : Nội dung - Thông tin TKKHCN - Tỉnh Thống Nhất - Xã Hưng Lộc
Chào mừng quý vị đến với Website xã Hưng Lộc huyện Thống Nhất
Tìm kiếm
 

Liên kết

 
 

Website trong Tỉnh

 
 

Website các Tỉnh

 

Lượt Truy Cập
 

Nội dung

 
Điều tra hiện trạng, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và xây dựng mô hình ươm tạo cây giống Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai Cập nhật12-10-2020 09:35
1. Tên nhiệm vụ: “Điều tra hiện trạng, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và xây dựng mô hình ươm tạo cây giống Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai”. Mã số nhiệm vụ: DTT2017-11-A

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai

Điện thoại:  02513 861 290                                 Fax: 02513 960 157

Địa chỉ: Ấp 1, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Hoàng Hảo

Cá nhân tham gia:

Stt

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

1

Nguyễn Hoàng Hảo

Tiến sĩ

Nam

2

Nguyễn Văn Hiệp

Kỹ sư

Nam

3

Trần Đình Hùng

Thạc sỹ

Nam

4

Nguyễn Đức Tú

Thạc sĩ

Nam

5

Võ Quang Trung

Thạc sĩ

Nam

6

Đoàn Văn Hoàn

Kỹ sư

Nam

7

Nguyễn Văn Linh

Kỹ sư

Nam

8

Bùi Văn Dân

Kỹ sư

Nam

9

Trần Thị Thảo

Kỹ sư

Nữ

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Điều tra hiện trạng, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và xây dựng mô hình ươm tạo cây giống Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.) tại Khu DTSQ Đồng Nai làm tiền đề cung cấp nguyên liệu cây Mật nhân cho ngành dược phẩm, y học cổ truyền và ngành công nghiệp chế biến dược liệu theo hướng bền vững.

- Điều tra, đánh giá sự phân bố của loài Mật nhân ngoài tự nhiên.

 - Đánh giá được sự phân bố tự nhiên của loài Mật nhân trên địa bàn Khu DTSQ Đồng Nai.

- Xác định được phạm vi, mật độ phân bố của loài trong tự nhiên.

- Xác định được kiểu rừng phù hợp cho sự phát triển của loài.

- Xác định được tình hình sinh trưởng của loài Mật nhân trong điều kiện tự nhiên.

- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Mật nhân trên địa bàn Khu DTSQ Đồng Nai.

- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Mật nhân tại Khu DTSQ Đồng Nai.

- Xác định đặc trưng sinh học và sinh thái của loài Mật nhân trong tự nhiên.

- Giải tích đo đếm vòng năm để dự đoán tuổi ra hoa, kết trái.

- Điều kiện nảy mầm, chồi và tỷ lệ sống của cây con ngoài tự nhiên.

- Xác định chu kì ra hoa, đậu quả để có phương án thu nguồn giống hiệu quả.

- Nghiên cứu gieo tạo cây con và ảnh hưởng độ che bóng đến cây con.

- Nghiên cứu gieo tạo cây con bằng hình thức gieo hạt (biện pháp hữu tính).

- Nghiên cứu gieo tạo cây con bằng hình thức giâm hom (biện pháp vô tính).

- Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ che bóng lên cây con.

5. Kết quả thực hiện:

- Nội dung 1: Điều tra thực địa, đánh giá thực trạng cây Mật nhân trên địa bàn Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Kết quả đạt được:

- Hoàn thành việc thiết lập các tuyến và điều tra nhanh đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau, ghi nhận sự phân bố của cây Mật nhân trên địa bàn Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai với tổng số 22/22 tuyến (12 tuyến tại Khu Bảo tồn và 10 tuyến tại Vườn Quốc gia Cát Tiên), chiều dài mỗi tuyến trung bình 4,3km, chiều rộng 10m.

Trên các tuyến chúng tôi chú ý và mô tả trên suốt 1/3 đến ½ chiều dài. Ghi chép đầy đủ các thông tin về đường kính gốc, chiều cao cây, đường kính tán… kèm theo các điều kiện lập địa, điều kiện chiếu sáng.

Số lượng cây Mật nhân trên tuyến ghi nhận được từ 23 – 87 cây, trung bình là 56 cây/tuyến, tương đương mật độ trung bình 13 cây/ha. Trong đó, KBT có số cây trung bình là 62 cây/tuyến và mật độ trung bình 14 cây/ha cao hơn VQG Cát Tiên là 46 cây/tuyến và 11 cây/ha.

* Báo cáo chuyên đề thực trạng cây Mật nhân tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

- Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.) tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Kết quả đạt được:

- Điều tra trên 27 tuyến (3 tuyến x 3 khu vực x 3 sinh cảnh = 27 tuyến), mỗi tuyến có độ dài từ 1,5 – 2 km, quan sát hai bên, mỗi bên 5m.

- Lập 27 Ô tiêu chuẩn có kích thước 10m x 10m =100 m2  (3 ÔTC x 3 khu vực x 3 sinh cảnh).

- Về đặc điểm sinh học: Mật nhân là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, có kích thước trung bình, mùa hoa tập trung từ tháng 01 đến tháng 5, từ khi ra nụ đến quả chín và rụng từ 76 – 112 ngày (khoảng 3 đến 4 tháng). Mùa hoa cao điểm hàng năm vào khoảng 14/02 đến 10/4; mùa quả già, chín tập trung từ 25/3 đến 9/5;

- Mật nhân trong kiểu rừng hỗn giao có sự sinh trưởng tốt hơn các kiểu rừng khác. Theo thứ tự Hỗ giao (116.77 cm) > Thường xanh (98.91 cm) > Rừng trồng (63.76 cm);

- Giữa đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của Mật nhân tại các trạng thái có môi tương quan thuận và chặt chẽ với 0,7 < R < 0,9;

- Tỉ lệ tái sinh của Mật nhân ngoài tự nhiên là không cao: Tỉ lệ tái sinh sinh dưỡng chỉ bình quân 0.045 chồi/m2, dao động từ 1-5 chồi/ cây mẹ, tập trung vào khoảng tháng 6 – 10 và kéo dài trong 45 – 82 ngày. Tỉ lệ tái sinh hạt là 0.089 cây/m2, dao động từ 01 – 20 cây/ gốc cây mẹ, chu kì sinh trưởng đến lá thật từ 28 – 55 ngày. Hiệu quả thụ tinh của Mật nhân khá cao, bình quân đạt 83.01% nhưng hiệu quả sinh sản lại thấp, bình quân chỉ đạt 6.33%;

- Cây Mật nhân có nguồn gốc từ hạt bắt đầu ra hoa ở 4 – 5 tuổi (năm) và 2 – 3 tuổi đối cây có nguồn gốc từ chồi trong tự nhiên.- Lập bản đồ phân bố.

* Báo cáo chuyên đề về Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.) tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Nội dung 3: Nghiên cứu gieo tạo cây con, bằng hình thức gieo hạt, nghiên cứu ảnh hưởng độ che bóng và giâm hom, xây dựng quy trình

Công việc 1: Gieo tạo cây con bằng biện pháp hữu tính

- Về khối lượng hạt: Sự chênh lệch về khối lượng ở hai loại trạng thái hạt (tươi và khô) là 1,9 lần.

- Về các ảnh hưởng của trạng thái hạt đến kết quả gieo ươm:

+ Ở cả hai trạng thái hạt đều có kỳ nảy mầm bằng nhau (10 ngày), hạt tươi nảy mầm sớm hơn 2 ngày. Hạt tươi có tỷ lệ nảy mầm là 63,64%, hạt khô là 38,75%. Hạt nảy mầm tập trung nhiều nhất trong khoảng thời gian 1/3 thời gian đầu của kỳ này mầm. Thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm ở hạt tươi là 42,07 và 2.678, ở hạt khô là 25,61 và 992;

+ Tốc độ nảy mầm ở hạt tươi là 104,2 hạt/ngày, hạt khô 56,1 hạt/ngày. Tỷ lệ cây có phẩm chất tốt (cây sống) ở loại hạt tươi cũng cao hơn ở loại hạt khô (93,2% và 88,0%).

Tóm lại, Việc xử lý hạt bằng biện pháp phơi khô và qua thời gian bảo quản đã làm chất lượng của hạt bị giảm xuống. Do vậy ở trạng thái hạt tươi luôn luôn cho hiệu quả cao hơn so với trạng thái hạt khô về các chỉ tiêu theo dõi.

Tổng số cây con gieo ươm hữu tính cuối đề tài thu được là 2.126 cây.

* Báo cáo chuyên đề về gieo tạo cây con bằng phương pháp hữu tính.

* Quy trình gieo ươm giống cây Mật nhân bằng phương pháp nhân giống hữu tính tại Khu DTSQ Đồng Nai.

Công việc 2: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ che bóng cây con

- Về những đặc trưng cơ bản và tỷ lệ sống ở các nghiệm thức:

+ Nghiệm thức che bóng 25% có cấu trúc cả về đường kính (D0,0) lẫn chiều cao (Hvn) chặt chẽ và ổn định hơn so với các nghiệm thức còn lại. Các phương trình hồi quy tương quan giữa đường kính gốc và chiều cao đều có hệ số xác định (R2) ở mức thấp đến trung bình. Nghiệm thức có mức che bóng 25% cho các giá trị ước lượng cao nhất với R2 = 0,57.

+ Khả năng tồn tại về số cây ở cả ba nghiệm thức đều ở mức cao (từ 87,8% đến 93,9%), trong đó cho tỷ lệ sống cao nhất là nghiệm thức che bóng 25%.

- Về ảnh hưởng của mức độ che bóng đến các chỉ tiêu sinh trưởng: Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con Mật nhân trong giai đoạn vườn ươm có sự phụ thuộc chặt chẽ vào cường độ ánh sáng. Ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi đều có sự sinh trưởng mạnh hơn khi có sự thay đổi cường độ ánh sáng từ thấp tới cao. Trong đó, mức cường độ ánh sáng 25% có sự ảnh hưởng tích cực, rõ rệt nhất.

* Báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng lên cây con.

Công việc 3:  Gieo tạo cây con bằng biện pháp vô tính.

- Về mức độ ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và thời gian ra rễ: Các loại thuốc kích thích ra rễ (gồm IAA, IBA và NAA) theo các mức nồng độ khác nhau (0,15%; 0,20% và 0,30%) đều có sự ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra rễ của hom cây Mật nhân và ảnh hưởng đến khả năng ra rễ có hiệu quả nhất trong khoảng 25 đến 45 ngày sau khi giâm.

- Về ảnh hưởng đến các chỉ số sinh trưởng: Tỷ lệ hom sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm cây Mật nhân có mối quan hệ chặt chẽ vào các loại thuốc kích thích ra rễ. Ở các loại thuốc khác nhau với từng nồng độ khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của hom giâm. Trong đó, loại thuốc IBA ở nồng độ 0,20% có mức độ ảnh hưởng rõ rệt nhất đến các chỉ tiêu theo dõi, so sánh.

Tổng số cây con gieo ươm vô tính đến cuối đề tài thu được là 316 cây.

* Báo cáo chuyên đề về gieo tạo cây con bằng phương pháp vô tính.

* Quy trình gieo ươm giống cây Mật nhân bằng phương pháp nhân giống vô tính tại Khu DTSQ Đồng Nai.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2020

7. Kinh phí thực hiện: 465.864.756 đồng

    NSNN hỗ trợ: 465.864.756 đồng

Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.